Thông tin cơ bản của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 72 - 75)

STT Diễn giải ĐVT Địa bàn Xã Chung Tam Kỳ Đại Đức Bình Dân 1 Tổng số hộ điểu tra Hộ 36 29 25 90 2 Số lao động BQ/hộ Người 2,6 2,4 2,0 2,33 3 Tuổi bình quân Tuổi 52 51,5 51,8 51,77 4 Kinh nghiệm NTTS BQ Năm 14,5 13,6 13 13,7 5 Trình độ học vấn Cấp I % 6,06 8,33 7,5 7,3 Cấp II % 70,2 70,8 71,5 70,83 Cấp III % 17,72 16,7 18,5 17,64 Sơ cấp, trung cấp % 6,02 4,17 2,5 4,23 6 Thu nhập BQ 2016/người/tháng Trđ 4,5 4,0 4,0 4,17 7 Diện tích nuôi cá BQ/hộ m2 5.501,71 4.463,80 4.810,31 4925,27 Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Qua số liệu điều tra cho thấy trình độ học vấn của các chủ hộ NTTS tại đây khá đồng đều cao nhất là cấp 2, chiếm 70,83%, sau đó đến cấp 3 chiếm 17,64%. Đặc biệt, một số chủ hộ ở 3 xã có trình độ sơ cấp và trung cấp khác nhau, trung bình chiếm 4,23%. Do vậy có thể nhận định được, các chủ hộ ở đây có đủ khả ngăn để tiếp thu các kiến thức NTTS cùng với kinh nghiệm thực tế. Diện tích bình quân của các hộ điều tra là 4.925,27 m2, tuổi bình quân chủ hộ tại các hộ điều tra trung bình là 51,77 tuổi, cho thấy lao động nuôi trồng thủy sản ở đây đa phần người lớn tuổi (chủ yếu những người không có khả năng lao động ở

các công ty), ngành nuôi trồng thủy sản tại địa phương chưa thu hút được lao động trẻ.

Với diện tích nuôi trồng thủy sản như vậy, bình quân mỗi hộ chỉ có từ 2,33 người nuôi cho thấy năng suất nuôi cá của hộ khá cao. Kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản trung bình thời gian đã nuôi là 13,7 năm. Thu nhập bình quân một người là 4,17 triệu đồng/tháng. Như vậy cho thấy kinh nghiệm của chủ hộ cũng khá cao, thu nhập ổn định đảm bảo mức sinh hoạt trong gia đình. Qua số liệu điều tra cho thấy các hộ nuôi trồng thủy sản lâu năm sẽ có xu hướng mở rộng quy mô và diện tích nuôi, hướng đến sản xuất hàng hóa tập trung.

*Xét theo quy mô nuôi, hình thức nuôi của các hộ điều tra

Trong những năm trở lại đây nhờ chính sách dồn điền đổi thửa và chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện mà các mô hình nuôi cá nước ngọt phát triển rất mạnh, chủ yếu nuôi theo hướng tập trung chứ không nuôi theo hướng phân tán như trước kia. Đối tượng nuôi chủ yếu là cá truyền thống và cá rô phi đơn tính. Nuôi theo hai hình thức nuôi đơn (nuôi chuyên canh), nuôi ghép. Để đánh giá tình hình nuôi cá tại các hộ điều tra chúng tôi phân chia thành 02 cách đánh giá: đánh giá theo quy mô nuôi dựa vào số liệu diện tích và đánh giá dựa vào công thức nuôi thường dùng ở địa phương.

a, Theo quy mô nuôi

Phân loại các hộ điều tra theo quy mô nuôi, chúng tôi phân chia thành 03 loại quy mô là quy mô lớn, quy mô trung bình và quy mô nhỏ dựa vào số liệu diện tích, trong đó:

+ Nhóm hộ quy mô nhỏ: diện tích nuôi < 3.600 m2

+ Nhóm hộ quy mô trung bình: 3.600 m2 ≤ diện tích nuôi ≤ 7.200 m2 + Nhóm hộ quy mô lớn: diện tích nuôi > 7.200 m2)

Qua số liệu điều tra cho thấy các hộ nuôi cá chủ yếu nuôi theo quy mô trung bình và quy mô nhỏ. Quy mô nuôi trung bình diện tích chiếm 44,58%, quy mô nuôi nhỏ diện tích chiếm 34,41%. Quy mô nuôi lớn diện tích chiếm tỷ lệ thấp 21,01%. Các hộ nuôi theo quy mô trung bình và nuôi theo quy mô nhỏ thường là các hộ sản xuất theo kiểu manh mún, nhỏ lẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế và trình độ nuôi của các hộ. Các hộ nuôi theo quy mô lớn chủ yếu là nuôi thâm canh, chuyên canh với mật độ nuôi dầy, đầu tư thức ăn lớn.

44,58 (%)

34,41 (%) 21,01 (%) Lớn

Trung bình Nhỏ

Đồ thị 4.1 Diện tích NTTS của hộ phân theo quy mô nuôi

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) b, Theo công thức nuôi

Qua tìm hiểu và điều tra tình hình nuôi trồng thủy sản ở các xã điển hình tại địa bàn huyện Kim Thành kết quả cho thấy trên địa bàn huyện chủ yếu nuôi cá truyền thống Trắm, trôi, mè, chép và loài cá rô phi. Nuôi chủ yểu theo 2 hình thức: nuôi ghép và nuôi đơn (hay còn gọi là nuôi chuyên canh)

+ Nuôi ghép: Nuôi được đa dạng các loài cá với nhau. Ưu điểm tận dụng được các tầng nước trong ao, có thể tận dụng được tối đa nguồn thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo. Kỹ thuật nuôi đơn giản, vốn đầu tư ít.

+ Nuôi đơn: Chỉ nuôi được một loài cá chủ yếu nuôi chuyên canh (nuôi cá rô phi). Hình thức này nuôi được mật độ dầy, cho năng suất cao và sản lượng lớn. Đầu tư kỹ thuật cao, vốn nhiều

Trên địa bàn huyện qua điều tra, khảo sát, chúng tôi nhận thấy chủ yếu nuôi theo 03 công thức sau:

- Công thức 1: Nuôi cá trắm + trôi +mè + chép;

- Công thức 2: Nuôi cá Trắm + trôi+ mè + cá chép + rô phi; - Công thức 3: Nuôi chuyên canh cá rô phi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)