Một số bệnh thường gặp trong nuôi trồng thủy sản của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 84)

thủy sản của các hộ điều tra

(ĐVT: % số hộ triều tra)

Một số bệnh thường gặp

ở cá

Theo quy mô nuôi Theo công thức nuôi

Tính chung (n=90) QML (n=10) QMT B (n=30) QMN (n=50) CT1:Trắm, chép, mè,trôi (n=32) CT2:Trắm, Chép, mè, trôi, rô phi

(n=44) CT3: Rô phi (n=14) Trùng mỏ neo 70,33 87,25 93,16 89,23 76,54 62,33 78,81 Xuyất huyết 86,67 90,31 95,35 90,26 86,31 70,14 86,51 Nấm 73,21 83,5 91,34 89,34 82,43 71,23 81,84 Cá đen đầu 53,73 58,14 65,52 70,53 65,42 51,11 60,74 Bệnh khác 18,63 30,34 32,23 33,57 29,63 14,64 26,51

Qua bảng số liệu thống kê ta thấy: Bệnh Trùng mỏ neo, bệnh xuất huyết và bệnh nấm chiếm tỷ lệ phần trăm khá lớn trong tất cả quy mô nuôi và công thức nuôi. Trung bình số hộ có cá nuôi mắc bệnh xuất huyết là cao nhất, chiếm 86,51% trong tổng các hộ điều tra, cá mắc bệnh nấm chiếm 81,84% trong tổng các hộ điều tra, cuối cùng cá mắc bệnh khác chiếm 26,51% trong tổng các hộ điều tra.

Xét theo quy mô,quy mô càng lớn thì hộ nuôi có cá mắc bệnh tỷ lệ càng thấp so với quy mô trung bình và quy mô nhỏ. Cụ thể số hộ có cá bị mắc bệnh xuất huyết là cao nhất, ở quy mô lớn chiếm tỷ lệ thấp nhất 86,67% tổng số hộ điều tra, quy mô nhỏ chiếm tỷ lệ cao nhất 95,35% tổng số hộ điều tra.Số hộ có cá bị mắc các bệnh khác là thấp nhất: Ở Quy mô lớn chiếm tỷ lệ thấp nhất 18,63% tổng số hộ điều tra, quy mô nhỏ chiếm tỷ lệ cao nhất 32,23% tổng số hộ điều tra.

Như vậy quy mô nuôi càng lớn độ thông thoáng của ao càng cao nên ao càng nhiều oxy cung cấp cho cá. Mặc khác ao có quy mô nuôi lớn chủ yếu là các hộ nuôi có kinh nghiệm nuôi lâu năm, việc áp dụng khoa học kỹ thuật và khả năng phòng và trị bệnh cho cá cũng tốt hơn những hộ nuôi có ao nuôi quy mô trung bình và quy mô nhỏ.

Do đó, tỷ lệ hộ có ao nuôi quy mô lớn có cá chết ít hơn so với 2 nhóm hộ có ao nuôi quy mô trung bình và quy mô nhỏ.

Xét theo công thức nuôi, tỷ lệ hộ nuôi theo công thức 1: Trắm, chép, mè, trôi có cá bị mắc bệnh nhiều nhất so với công thức 2:Trắm, chép, mè, trôi, rô phi và công thức 3: Rô phi. Cụ thể số hộ có cá bị mắc bệnh xuất huyết là cao nhất: ở Công thức 1 chiếm tỷ lệ cao nhất 90,26% tổng số hộ điều tra, Công thức 3: Rô phi chiếm tỷ lệ thấp nhất 70,14% tổng số hộ điều tra.

Như vậy qua bảng số liệu ta thấy các hộ nuôi theo công thức 3 nuôi chuyên canh cá rô phi cá ít bị mắc bệnh hơn so với nuôi ghép theo công thức 2:Trắm, chép,mè, trôi, rô phi và công thức 1: trắm, chép, mè, trôi. Do những hộ nuôi theo công thức 3 nuôi chuyên canh cá rô phi chủ yếu là những hộ có diện tích nuôi lớn, có nhiều năm kinh nghiệm, đầu tư nhiều vốn, nuôi theo kiểu công nghiệp, áp dụng khoa học kỹ thuật tốt nên khả năng phòng trị bệnh cho cá sẽ tốt hơn so với 2 nhóm hộ nuôi theo công thức nuôi ghép cá truyền thống.

4.1.7. Kết quả và hiệu quả phát triển nuôi trồng thủy sản

4.1.7.1. Chi phí sản xuất

Trong sản xuất kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất. Nghĩa là với lượng đầu vào nhất định, người sản xuất mong muốn làm ra số

lượng sản phẩm cao nhất hoặc tối thiểu hóa chi phí cho một đơn vị đầu ra. Do đó chi phí sản xuất và giá trị sản xuất được coi là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất đến hiệu quả sản xuất. Chi phí nuôi cá bao gồm chi phí trung gian, thuế, lao động, khấu hao. Chi phí trung gian bao gồm các chi phí về giống, thức ăn, tiền điện, tiền hóa chất, tiền thuốc, tiền thuê đất, trả lãi, chi phí khác…Để đánh giá chi phí sản xuất của các hộ nuôi cá trên 1 ha, chúng tôi phân chia, đánh giá theo 02 tiêu chí: chi phí sản xuất phân theo các công thức nuôi và chi phí sản xuất phân theo quy mô nuôi.

a, Xét theo công thức nuôi

Chi phí sản xuất cho 1ha nuôi cá phân theo công thức nuôi cụ thể như sau: Bảng 4.11. Chi phí sản xuất cho 1 ha nuôi cá phân theo công thức nuôi

Chi phí

Trắm, trôi, mè, chép (n=32)

Trắm, trôi, mè,

chép, rô phi (n=44) Rô phi (n=14) Trđ/ha Tỷ lệ % Trđ/ha Tỷ lệ % Trđ/ha Tỷ lệ %

Tổng chi phí (TC) 134,12 100 135,2 100 148,53 100

1. Chi phí trung gian

(IC) 111,81 83,37 112,95 83,54 127,03 85,52 - Giống 19,81 14,77 19,91 14,73 20,86 14,04 - Thức ăn 69,78 52,03 71,12 52,60 81,13 54,62 - Tiền điện 10,80 8,05 10,62 7,86 12,56 8,46 - Tiền hóa chất 2,23 1,66 2,23 1,65 2,4 1,62 - Tiền thuốc 2,30 1,71 2,38 1,76 2,34 1,58 - Tiền thuê đất 3,42 2,55 3,62 2,68 3,9 2,63 - Tiền trả lãi 2,10 1,57 1,71 1,26 2,34 1,58 - Chi phí khác 1,37 1,02 1,36 1,01 1,5 1,01 2. Thuế 0 0 0 0 0 0 3. Lao động 19,67 14,67 19,57 14,47 19,36 13,03 4. Khấu hao 2,64 1,97 2,68 1,98 2,14 1,44 Nguồn: Số liệu điều tra ( 2016)

Qua bảng số liệu ta thấy Tổng chi phí cho 1ha nuôi cá đối với nuôi chuyên canh cá rô phi là cao nhất 148,53 triệu đồng/ha. Tiếp đó là công thức nuôi ghép cá Trắm, trôi, mè, chép, rô phi 135,2 triệu đồng/ha. Công thức nuôi ghép cá Trắm, trôi, mè, chép là 134,12 triệu đồng/ha gần ngang với công thức nuôi ghép cá Trắm, trôi, mè, chép, rô phi . Chi phí trung gian nuôi cá rô phi chiếm cao nhất 85,52%, tiếp đó đến công thức nuôi ghép cá Trắm, trôi, mè, chép, rô phi là 83,54%, công thức nuôi ghép cá Trắm, trôi, mè, chép là 83,37%. Công lao động

cho nuôi chuyên canh cá rô phi thấp hơn so với công lao động theo công thức nuôi ghép cá truyền thống là 19,36 triệu đồng/ha chiếm 13,03%. Như vậy cho thấy nuôi chuyên canh cá rô phi chi phí là cao hoàn toàn đúng với thực tế, công lao động cũng ít hơn so với nuôi ghép cá truyền thống. Đầu tư cho nuôi chuyên canh cá rô phi từ con giống đến thức ăn, kỹ thuật cao hơn nuôi ghép cá truyền thống hiện nay. Do cá rô phi chủ yếu ăn thức ăn công nghiệp nên công lao động sẽ ít hơn công lao động nuôi cá truyền thống. Cá truyền thống đặc biệt cá trắm cỏ chủ yếu ăn cỏ cho nên cần nhiều công lao động để cắt cỏ. Cá trắm cỏ chủ yếu nuôi lấy công làm lãi. Nhìn chung, chi phí đầu tư cho 1ha nuôi chuyên canh cá rô phi khá lớn, đây là công thức nuôi có mức chi phí đầu tư lớn nhất trong 2 công thức nuôi ghép còn lại. Trong đó, chi phí đầu tư cho thức ăn chiếm tỷ trọng cao nhất, còn lại các chi phí khác gần như tương đương với 2 công thức ghép còn lại.

b, Xét theo quy mô nuôi

* Chi phí sản xuất cho 1ha nuôi cá phân theo quy mô nuôi

Bảng 4.12. Chi phí sản xuất cho 1 ha nuôi cá phân theo quy mô

Chi phí QM Lớn (n=10)

QM Trung bình

(n=30) QM Nhỏ (n=50) Trđ/ha Tỷ lệ % Trđ/ha Tỷ lệ % Trđ/ha Tỷ lệ %

Tổng chi phí (TC) 174,7 138,92 126,56

1. Chi phí trung gian (IC) 151,05 86,46 116,64 83,96 104,65 82,69 - Giống 27,06 15,49 19,49 14,03 18,9 14,93 - Thức ăn 90,57 51,84 74,36 53,53 67,36 53,22 - Tiền điện 15,21 8,71 11,4 8,21 9,94 7,85 - Tiền hóa chất 4,21 2,41 2,11 1,52 1,81 1,43 - Tiền thuốc 4,15 2,38 2,21 1,59 1,88 1,49 - Tiền thuê đất 4,52 2,59 3,74 2,69 1,75 1,38 - Tiền trả lãi 3,19 1,83 1,96 1,41 1,69 1,34 - Chi phí khác 2,14 1,22 1,37 0,99 1,32 1,04 2. Thuế 0 0 0 3. Lao động 20,5 11,73 19,6 14,11 19,49 15,40 4. Khấu hao 3,15 1,80 2,67 1,92 2,42 1,91 Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Qua bảng số liệu điều tra cho thấy chi phí cho quy mô diện tích nuôi lớn là cao nhất 174,7 triệu đồng/ha. Tiếp đó là chi phí cho quy mô diện tích nuôi trung bình 138,92 triệu đồng/ha. Thấp nhất là chi phí cho quy mô diện tích nuôi

nhỏ là 126,56 triệu đồng/ha. Trong chi phí trung gian thì chi phí cho thức ăn vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất trong các loại chi phí. Sau đó đến chi phí giống, các loại chi phí còn lại gần như tương đương nhau. Chi phí thức ăn cho quy mô diện tích nuôi lớn là cao nhất 90,57 triệu đồng/ha, chi phí thức ăn quy mô nuôi trung bình 74,36 triệu đồng/ha. Chi phí thức ăn quy mô nuôi nhỏ là 67,36 triệu đồng/ha. Chi phí con giống cho quy mô nuôi lớn 27,06 triệu đồng/ha, chi phí con giống cho quy mô nuôi trung bình 19,49 triệu đồng/ha. Chi phí con giống cho quy mô nhỏ là 18,9 triệu đồng/ha. Điều này cho thấy quy mô càng lớn thì chi phí đầu tư càng nhiều nhất là chi phí đầu tư thức ăn và con giống và cho năng suất và sản lượng cao hơn quy mô nuôi diện tích trung bình và diện tích nhỏ. Chi phí công lao động cho quy mô lớn chiếm 11,73%, chi phí công lao động cho quy mô trung bình là 14,11%, chi phí cho quy mô nhỏ là 15,40%. Như vậy quy mô diện tích nuôi càng lớn đầu tư vốn càng nhiều, áp dụng khoa học kỹ thuật càng cao, mất ít công lao động hộ nuôi chỉ cần 1-2 người có thể chăm sóc quản lý được ao nuôi cho năng suất và sản lượng cao hơn quy mô diện tích nuôi vừa và nhỏ. Quy mô diện tích nuôi lớn thường là các hộ nuôi thâm canh và chuyên canh cá rô phi thức ăn chủ yếu là cám công nghiệp, quy mô diện tích nuôi trung bình và nhỏ thường là nuôi ghép cá truyền thống thức ăn chủ yếu là cỏ. Do vậy nuôi với quy mô diện tích lớn chiếm tỷ lệ ít trên địa bàn huyện và thường được áp dụng trong vùng chuyển đổi với các hộ có vốn lớn, lao động ít và diện tích lớn.

4.1.7.2. Giá bán

Qua kết quả điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ nuôi trồng thủy sản về giá bán. Cho thấy, giá cá bán tại ao nuôi của các hộ cơ bản là giống nhau, chênh lệch không nhiều giữa các xã, các thời điểm có thể thay đổi theo giá thị trường, phụ thuộc phần lớn vào thương lái.

Các loại cá thương phẩm được phân loại chủ yếu thành 3 loại chính là loại I, loại II, loại III theo chất lượng, cân nặng của cá, cụ thể như sau:

- Cá rô phi:

+ Loại I: cân nặng trên 1 kg

+ Loại II: cân nặng từ 0,5 kg đến 1 kg + Loại III: cân nặng từ 0,3 đến 0,5 kg - Cá trắm:

+ Loại I: cân nặng trên 5 kg

+ Loại II: cân nặng từ 3 kg đến 5 kg + Loại III: cân nặng dưới 2 kg - Cá chép:

+ Loại I: cân nặng 2,5 kg

+ Loại II: cân nặng từ 1,5 kg đến 2 kg + Loại III: cân nặng dưới 1,5 kg - Cá trôi:

+ Loại I: cân nặng trên 2,5 kg

+ Loại II: cân nặng từ 1,5 kg đến 2 kg - Cá mè:

+ Loại I: cân nặng trên 6 kg

+ Loại II: cân nặng từ 3,5 kg đến 6 kg

Bảng 4.13. Giá bán các loại cá thương phẩm

Loại cá Giá bán (1.000đ)

Loại I Loại II Loại III

Cá trắm 50 42 30

Cá chép 40 35 25

Cá rô phi 36 30 20

Cá mè 18 12

Cá trôi 24 18

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Theo kết quả thống kê, giá cá trắm thương phẩm loại I cao nhất 50.000đồng/kg, loại II 42.000 đồng/kg, loại III 30.000 đồng/kg, giống cá trắm thỡ cỡ 0,5 - 1 kg/con, nuôi cá trắm thương phẩm thu hoạch 1 vụ/năm. So với giá cá trắm thương phẩm năm 2016, giá cá trắm thương phẩm năm 2017 giảm 5.000 đồng/kg đến 10.000 đồng/kg tùy vào từng thời điểm.

Giá cá chép thương phẩm năm 2017 cũng giảm từ 5.000đồng/kg đến 10.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2016. Thời điểm cuối năm 2016 đầu năm 2017 giá cá chép thương phẩm loại I cao nhất 40.000đồng/kg, loại II 35.000 đồng/kg, loại III 25.000 đồng/kg. Cá chép được nuôi 1 vụ/năm, cỡ giống thả thường 0,1 kg/con đến 0,2 kg/con.

Hiện nay trên thị trường giá cá rô phi thương phẩm loại I cao nhất 36.000 đồng/kg, loại II 30.000 đồng/kg, loại III 20.000 đồng/kg, giá cá rô phi thương phẩm so với năm trước giảm 8.000 đồng/kg đến 12.000 đồng/kg. Cá rô phi nuôi được 02 vụ/năm, cỡ giống thả 10 gam/com-20 gam/con. Cá rô phi nuôi được với mật độ lớn, khả năng tăng trưởng nhanh, cá khỏe mạnh, ít bị bệnh sống được với môi trường khắc nhiệt. Con giống các hộ sử dụng để nuôi chủ yếu là giống cá rô phi đơn tính dòng Đường Nghiệp nguồn gốc từ Trung Quốc và Miền Nam, dòng So Đan, dòng siêu tốc có nguồn gốc từ Trung Quốc và Philipin cho năng suất cao hơn nhiều so với cá rô phi dòng GIF nguồn gốc tại Viện I (Từ Sơn - Bắc Ninh).

Cá Mè và cá Trôi chủ yếu phân ra làm 02 loại, loại I và loại II. Giá cá Trôi thương phẩm loại I cao nhất 24.000đồng/kg, loại II là 18.000 đồng/kg. Nuôi 1 vụ/năm, cỡ giống thả 0,3 kg/con đến 0,7kg/con. Cá Mè là đối tượng nuôi ghép một ao chỉ thả khoảng 10-15 con, để tận dụng màu nước trong ao nuôi, giá cá Mè thương phẩm loại I cao nhất 18.000 đồng/kg, loại II 12.000 đồng/kg, cá được nuôi 1 vụ/năm, cỡ giống thả 0,8 kg/con đến 1kg/con.

Nhìn chung các loại cá truyền thống, cá rô phi đơn tính đều được ưa chuộng và sử dụng nuôi chính ở huyện Kim Thành cũng như tỉnh Hải Dương, giá cá thay đổi theo điểm, thời gian và đa phần phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ. Cuối năm 2016 đầu năm 2017 do tình hình ảm đạm chung của toàn ngành nông nghiệp đặc biệt là khủng hoảng của ngành chăn nuôi lợn, dẫn đến giá cả thị trường có sự biến động lớn. Thị trường tiêu thụ cá nước ngọt cũng bị ảnh hưởng nhiều. Hầu hết các loại cá thương phẩm nước ngọt đều bị giảm từ 5.000 đồng/kg đến 10.000đồng/kg, đặc biệt là cá thương phẩm rô phi đơn tính giảm từ 8.000 đồng/kg đến 12.000 đồng/kg so với thị trường năm trước. Người nuôi trồng thủy sản chưa có hình thức ký kết hợp đồng, liên kết sản xuất nên vấn đề đầu ra hiện nay của các hộ khá bấp bênh, phụ thuộc lớn vào thị trường và thương lái. Đây là một khó khăn thách thức lớn cho toàn ngành nông nghiệp cũng như ngành nuôi trồng thủy sản.

4.1.7.3. Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù so sánh thể hiện mối quan hệ tương quan giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được. Những năm gần đây nuôi trồng thủy sản là hình thức sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành nông nghiệp tỉnh nói chung và ngành nông nghiệp huyện Kim Thành nói riêng. Hiệu quả của nuôi trồng thủy sản phụ thuộc vào yếu tố chi phí đầu vào, năng suất và sản lượng

nuôi. Để tính toán và so sánh hiệu quả các mô hình nuôi với nhau xem mô hình nào cho ra hiệu quả cao hơn, chúng tôi phân ra 02 cánh tính: Tính hiệu quả kinh tế theo công thức nuôi và tính hiệu quả kinh tế theo quy mô nuôi của các hộ trong các phiếu điều tra.

a, Hiệu quả kinh tế cho 1ha của các hộ nuôi theo công thức nuôi

Qua bảng số liệu 4.11 có thể thấy nuôi theo công thức Rô phi cho năng suất cao nhất là 66,71 tạ/ha, sau đó đến nuôi theo công thức ghép cá Trắm, chép, mè, trôi, rô phi cho năng suất là 60,62 tạ/ha. Thấp nhất là nuôi theo công thức ghép cá Trắm, chép, mè, trôi cho năng suất là 59,82 tạ/ha. Giá trị sản xuất của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)