Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Ngành Nuôi trồng thủy sản những năm gần đây phát triển khá mạnh có rất nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này như:
Dự án TCP/VIE/2007 của Bộ Thủy Sản Việt Nam năm 2005 nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT. Dự án đã phối hợp với cơ quan ban ngành như Tổng cục Thống kê, Tổ chức nông lương thế giới (FAO), Vụ nông -lân - ngư nghiệp cùng với các Sở nông nghiệp và PTNT...Dự án đã kể ra nguồn lợi của các loại thủy sản Mang lại nhất là nguồn lợi do NTTS. Không những thế dự án cũng đã thống kê và miêu tả gần như đầy đủ các loại thủy sản nói riêng và các chủng loại sinh vật biển nối chung.
Ronald D.Zweig – Hà Xuân Thông: “Việt Nam: nghiên cứu ngành thủy
sản, 2005” Nghiên cứu xem xét hiện trạng và các nhu cầu trong lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản và quản lý nguồn lợi ở Việt Nam, xác định lĩnh vực then chốt nhất nhằm xóa đói giảm nghèo, tăng sản lượng và cải thiện quản lý môi trường trên cơ sở phát triển bền vững.
Luận án tiến sỹ của Nguyễn Kim Phúc đã tiến hành nghiên cứu về "Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản Việt Nam" năm 2011. Luận án đưa ra khái niệm về chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản Việt Nam. Luận án đã xây dựng luận cứ khoa học cho đề xuất các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản, vận dụng lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại để xác định mô hình kinh tế lượng về mối quan hệ giá trị sản phẩm thủy sản tăng thêm (VA) theo vốn (k) và lao động (L). Sau đó, luận án áp dụng phương trình tốc độ tăng trưởng để tính năng suất nhân tố tổng hợp (TFP). Những lý thuyết này được sử dụng rộng rái trong nghiên cứu định lượng trên thế giới nhưng chưa từng được sử dụng cho nghiên cứu trong ngành thủy sản Việt Nam.
Đề tài nghiên cứu của Nguyễn Hồng Việt về “Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi trồng thuỷ sản của các hộ gia đình ở xã Mai Phụ – huyện Thạch Hà - tỉnh Hà Tĩnh” năm 2006, nghiên cứu hai loại thuỷ sản là tôm và hến. Đề tài đã tập
trung đánh giá hiệu quả nuôi tôm và hến theo các loại hộ khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, qui mô nuôi khác nhau cho hiệu quả khác nhau.
Như vậy tuy đã có một số đề tài nghiên cứu phát triển NTTS ở các cấp khác nhau nhưng trong những năm tới NTTS nước ta có những chuyển biến phức tạp nên cần đánh giá quá trình phát triển của NTTS. Mặt khác điều kiện tự nhiên cũng như vị trí địa lý khác nhau hoàn toàn nên quá trình phát triển NTTS cũng khác nhau. Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đi sâu vào đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện thông qua các hộ với các quy mô nuôi, đối tượng nuôi khác nhau, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NTTS như các yếu tố đầu vào, đầu ra sản phẩm... nhằm đánh giá về tình hình phát triển chung của huyện, về hiệu quả kinh tế của nuôi trồng thủy sản, nêu ra những khó khăn vướng mắc để từ đó có những hướng giải pháp cụ thể.