Phương pháp thu thập tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 62 - 65)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu

3.2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp là những thông tin số liệu có liên quan đến quá trình nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức ở các cấp, các ngành, cụ thể như sau:

- Các tài liệu khoa học, các sách, công trình nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học, số liệu của Cục Thống kê, thông tin trên Website về phát triển thuỷ sản, về nuôi trồng thuỷ sản, các văn bản chủ trương, chính sách pháp luật được sử dụng để làm rõ các vấn đề mang tính hệ thống và cơ sở lý luận.

- Niêm giám thống kê tỉnh Hải Dương, huyện Kim Thành và các báo cáo tổng kết của UBND huyện, Sở Nông nghiệp & PTTN, chi cục Thủy sản, phòng NN&PTNT...

3.2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra các đối tượng là cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông nghiệp huyện Kim Thành, cán bộ phụ trách lĩnh vực nông nghiệp một số xã và các hộ phát triển nuôi trồng thủy sản. Mục đích sử dụng các số liệu này như sau:

- Thông tin của cán bộ quản lý được sử dụng để phân tích thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung của huyện.

- Thông tin của các hộ nuôi được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế và những thuận lợi, khó khăn trong phát triển nuôi trồng thủy sản của các hộ.

Phương pháp tiến hành điều tra thu thập số liệu sơ cấp như sau:

a, Đối tượng và số mẫu triều tra

Các xã của huyện Kim Thành được chia thành hai khu vực chính gồm các xã vùng cao và các xã vùng trũng. Đề tài chọn nghiên cứu 90 hộ dân có phát triển nuôi trồng thủy sản tại 03 xã là: Tam Kỳ, Đại Đức, Bình Dân. Đây là các xã có đầy đủ các tính chất đại diện về tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản của hai khu vực trong huyện như điều kiện thời tiết, quy mô và tính chất đất đai, lao động, kinh nghiệm sản xuất, các điều kiện phục vụ sản xuất (thủy lợi, môi trường ao nuôi, cung ứng vật tư, thị trường...).

Đề tài điều tra, các bán bộ quản lý, HTX thủy sản, nhóm thu mua sản phẩm và các hộ nuôi cá đại diện cho 3 xã Tam Kỳ, Đại Đức, Bình Dân của huyện Kim Thành.

Bảng 3.3. Số phiếu điều tra

STT Đối tượng điều tra Số phiếu điều tra (phiếu) Tỷ lệ (%)

1 Cán bộ quản lý 3 3 2 HTX. Thủy sản 1 1 3 Nhóm thu mua sản phẩm 6 6 4 Các hộ điều tra 90 - Xã Tam Kỳ 36 36 - Xã Đại Đức 29 29 - Xã Bình Dân 25 25

Để đảm bảo tính khách quan trong việc phân loại hộ nuôi trồng thủy sản, tôi tiến hành phân loại các hộ điều tra theo tiêu chí quy mô nuôi. Vì mỗi quy mô nuôi khác nhau thì số hộ nuôi trên địa bàn huyện khác nhau. Phần lớn các hộ nuôi trên địa bàn huyện Kim Thành đều nuôi cá theo quy mô nhỏ và trung bình, chỉ có số lượng ít nuôi cá theo quy mô lớn. Do đó, tôi tiến hành phân chia số mẫu điều tra của các hộ nuôi theo 2 tiêu chí quy mô nuôi và công thức nuôi.

- Xét theo quy mô nuôi:

+ Nhóm hộ quy mô nhỏ: diện tích nuôi < 3.600 m2

+ Nhóm hộ quy mô trung bình: 3.600 m2 ≤ diện tích nuôi ≤ 7.200 m2 + Nhóm hộ quy mô lớn: diện tích nuôi > 7.200 m2

- Xét theo công thức nuôi:

+ Công thức nuôi ghép cá Trắm, trôi, mè, chép;

+ Công thức nuôi ghép cá Trắm, trôi, mè, chép;rô phi; + Công thức nuôi chuyên canh cá rô phi.

Tôi tiến hành chọn 90 mẫu điều tra, phân chia ra tại 03 xã

Bảng 3. 4 Cơ cấu mẫu điều tra theo quy mô nuôi và công thức nuôi

Chỉ tiêu Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

I. Phân theo quy mô 90 100

1. Lớn 10 11,11

2. Trung bình 30 33,33

3. Nhỏ 50 55,56

II. Phân theo công thức nuôi 90 100

1. Trắm, trôi, mè, chép 32 35,56

2. Trắm, trôi, mè, Chép, rô phi 44 48,89

3. Rô phi 14 15,55

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) b, Nội dung thông tin thu thập từ các bộ phiếu điều tra

- Các thông tin chung của hộ nuôi trồng thủy sản.: Tên chủ hộ, địa chỉ, số nhân khẩu, số lao động... Tài sản của hộ;

- Thông tin về thực trạng nuôi trồng thủy sản (diện tích, năng suất, sản lượng...) và những rủi ro mà hộ gặp phải khi nuôi trồng thủy sản;

- Các thông tin về tình hình sử dụng đất đai của hộ.

- Các nguồn thông tin của hộ trong nuôi trồng và tiêu thụ sản phẩm thủy sản: + Thông tin về hình thức nuôi, mức đầu tư;

+ Thông tin về diện tích nuôi, sản lượng nuôi trồng, năng suất nuôi; + Hiểu biết về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

+ Các thông tin định tính về những khó khăn thuận lợi trong nuôi trồng và tiêu thụ.

+ Các phương hướng sản xuất, đề xuất của hộ nuôi với chính sách của Đảng, Nhà nước.

- Các thông tin định tính về những khó khăn mà hộ đang gặp phải và ảnh hưởng của chúng đến phát triển NTTS của hộ.

c, Phương pháp thu thập

Nguồn thông tin này được thu thập từ phỏng vấn, điều tra với bộ câu hỏi với các loại bảng hỏi khác nhau. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc xây dựng biểu mẫu điều tra; phỏng vấn trực tiếp theo biểu mẫu với các chỉ tiêu cụ thể đối với các đối tượng được chọn để thực hiện điều tra mẫu các đối tượng hộ nuôi trồng thủy sản, hợp tác xã NTTS, người quản lý, nhóm hộ thu mua sản phẩm thu sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)