Định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện Kim Thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 116 - 117)

4.1.1 .Tổng quan về phát triển NTTS của huyện Kim Thành

4.3. Định hướng và một số giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản

4.3.1. Định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện Kim Thành

Với mục tiêu phát triển thủy sản theo hướng bền vững, tỉnh Hải Dương nói chung và huyện Kim Thành nói riêng sẽ không tăng diện tích nuôi mà chú trọng vào nâng cao năng suất và đối tượng nuôi có giá trị kinh tế, nuôi thân thiện với môi trường.

Dựa trên định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương, huyện Kim Thành đưa ra một số định hướng phát triển thủy sản tập trung vào:

Phát triển nuôi trồng thủy sản theo định hướng tái cơ cấu ngành thủy sản, theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nâng cao giá trị gia tăng với đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và an sinh xã hội.

Tập trung hình thành và phát triển các vùng nuôi thủy sản hàng hóa lớn, đồng thời khuyến khích phát triển nuôi thủy sản trên tất cả các loại hình mặt nước để vừa tăng nhanh tỷ trọng của ngành nuôi thủy sản trong cơ cấu kinh tế của huyện, tăng thu nhập cho người nông dân vừa góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh thực phẩm cho người dân ở vùng nông thôn của huyện.

Phát triển thủy sản theo quy hoạch, tránh tình trạng tự phát; chuyển từ phát triển theo chiều rộng lấy số lượng làm mục tiêu phấn đấu sang phát triển theo hướng thâm canh bền vững, đảm bảo nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm; đồng thời chú trọng đáp ứng các yêu cầu về môi trường và tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật.

Ưu tiên tập trung ứng dụng khoa học kỹ thuật ở những vùng đã lập quy hoạch, chú trọng phát triển vùng nuôi trồng thủy sản tập trung ở những xã đủ tiêu chí nông thôn mói phù hợp với quy hoạch phát triển chung của ngành, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ hoàn chỉnh.

Phát triển nuôi thâm canh các đối tượng nuôi chủ lực, các đối tượng có giá trị kinh tế cao; tiếp tục đa dạng hóa đối tượng; khuyến khích nuôi công nghiệp, áp dụng công nghệ cao, thực hiện quy trình nuôi và kiểm soát dịch bệnh theo mô hình VietGAP tạo sản phẩm sạch phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

Phối hợp với các ngành nông nghiệp để sử dụng có hiệu quả nhất loại hình mặt nước ruộng trũng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, ổn định cho người

nông dân. Chú ý phát triển hình thức canh tác đa canh đảm bảo kết hợp canh tác nông nghiệp với thủy sản một cách phù hợp để đa dạng hóa đối tượng canh tác, vừa đảm bảo anh ninh lương thực vừa làm tăng hiệu quả kinh tế sử dụng đất của người nông dân.

Phát triển kinh tế hộ gia đình theo mô hình trang trại vừa và nhỏ khuyến khích các hộ gia đình có diện tích nuôi lớn, tăng cường đầu tư vào nuôi thủy sản để vừa phát triển kinh tế gia đình vừa đóng góp vào mục tiêu phát triển dân giàu nước mạnh của Đảng và Chính Phủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 116 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)