BÀN HUYỆN KIM THÀNH, TỈNH HẢI DƯƠNG
4.1.1.Tổng quan về phát triển NTTS của huyện Kim Thành
4.1.1.1. Tình hình chung về phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện Kim Thành
Huyện Kim Thành nằm ở phía Đông thành phố Hải Dương với tổng diện tích tự nhiên là 11.298,4 ha trong đó đất nông nghiệp là 7.466,28 ha. Là một huyện thuần nông, nhiều năm trở lại đây với sự cố gắng của Đảng bộ và nhân dân trong huyện, quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có những chuyển biến mạnh mẽ. Diện tích đưa vào chuyển đổi những năm qua bắt đầu đã thu được kết quả đáng kể, tạo sự chuyển biến tích cực trong đời sống nhân dân. Tuy nhiên diện tích chuyển đổi còn mạnh mún, nhỏ lẻ chưa được thực hiện trên diện rộng, nhất là những diện tích ngoài đê còn bỏ hoang hoá do trồng lúa cho năng suất thấp, nên kết quả đạt được còn chưa tương xứng với tiềm năng trong huyện, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Thấy được điều đó huyện đã tập trung lãnh đạo, xác định rõ hướng đi có trọng tâm, trọng điểm trên cơ sở huy động khai thác mọi tiềm năng lợi thế của mình bằng cách phát triển mạnh những lĩnh vực kinh tế khác nhau trong đó có chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp vùng hàng hoá. Hai xã Đại Đức - Tam Kỳ có diện tích vùng ngoài bãi đê thuộc con sông Lạch Tray chảy qua có hệ số quay vòng ruộng đất chỉ đạt 0,5 - 0,8 lần và là vùng đất bãi trũng chỉ cấy được một vụ chiêm (Đầm Chanh), năng suất thấp (1,6-3,3 tạ/ha/năm) còn lại để hoang hoá ngập nước (Đầm Nái, Đầm Tôm). Năm 2008 UBND huyện Kim Thanh triển khai dự án đầu tư xây dựng vùng nuôi thuỷ sản tập trung xã Tam Kỳ - Đại Đức với tổng diện tích 125,5 ha đang sử dụng hiệu quả thấp và mặt nước hoang hoá trở thành vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung theo hình thức thâm canh, bán thâm canh với các đối tượng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và cải tạo mặt nước hoang hoá, thúc đẩy phong trào nuôi thuỷ sản theo hướng công nghiệp.
Kết quả tình hình nuôi trồng thủy sản của huyện Kim Thành giai đoạn 2014-2016 được thể hiện ở bảng dưới đây.
Bảng 4.1. Tình hình NTTS huyện Kim Thành giai đoạn 2014-2016
Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 So sánh (%)
15/14 16/15 BQ
Tổng diện tích NTTS Ha 458 465,06 475,15 101,54 102,17 101,85 Tổng số hộ NTTS Hộ 1.515 1.525 1.538 100,66 100,85 100,76 Năng suất bình quân Tấn/ha 5,99 5.94 6,2 99,16 104,38 101,77 Sản lượng Tấn 2.745 2.763 2.947 106,66 106,66 106,66
Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kim Thành (2016)
Kết quả thống kê cho thấy diện tích nuôi trồng của huyện tăng nhẹ, từ 458 ha năm 2014 tăng lên 475,15ha năm 2016. Bình quân 3 năm tăng 1,85%. Điều đó cũng thể hiện diện tích nuôi trồng thủy sản của toàn tỉnh những năm gần đây biến động không nhiều, tăng không đáng lể. Nguyên nhân là do Hải Dương là một tỉnh đi đầu về nuôi trồng thủy sản của miền Bắc, hầu hết các diện tích ruộng chiêm trũng, sản xuất lúa kém đã được chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản từ những năm 2008 và chuyển từ thập niên 90 thế kỷ trước, vì vậy diện tích nuôi trồng của huyện Kim Thành nói riêng hầu như ít biết động.
Qua số liệu thống kê diện tích nuôi trồng của huyện có tăng nhưng không đáng kể, năng suất trung bình năm 2015 đạt 5,94 tấn/ha thấp hơn năng suất năm 2014 và năm 2016. Nguyên nhân là do năm 2015 đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, hiện tượng El Nino gây ra thời tiết cực đoan, bất thường, nắng nóng kéo dài đã ảnh hưởng đến kết quả nuôi trồng thủy sản nói chung và của huyện nói riêng, đặc biệt là đối với cá rô phi, những đợt nắng nóng kéo dài xẩy ra, tại thời điểm đó cá rô phi nuôi thường xuất hiện bệnh gây chết rải rác dẫn đến năng suất giảm nhẹ so với năm trước. Tuy nhiên năng suất bình quân 3 năm tăng 101,77%. Điều đó có thể thấy được hiệu quả đầu tư nuôi trồng thủy sản của huyện phát triển theo chiều sâu, tận dụng được sự hỗ trợ đầu tư, chuyển hướng nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh sản xuất hàng hóa.
Sản lượng nuôi tăng từ 2.745 tấn năm 2014 tăng lên 2.947 tấn năm 2016, bình quân 3 năm tăng 106,66%.
Số hộ nuôi trồng thủy sản tăng nhẹ qua các năm, từ 1.515 hộ năm 2014 tăng lên 1.538 hộ năm 2016, bình quân 3 năm 101,77%.
triển khá trong những năm gần đây, điều đó càng cho thấy hướng đi đúng của huyện, chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp vùng hàng hóa, phát triển nông nghiệp thâm canh, chiều sâu, bền vững hơn.
4.1.1.2. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra
Trong 90 hộ điều tra tại 03 xã: xã Tam kỳ điều tra 36 hộ, xã Đại Đức điều tra 29 hộ, xã Bình Dân điều tra 25 hộ. Bảng 4.2 dưới đây sẽ tổng hợp một số thông tin về các hộ điều tra như sau:
Bảng 4.2. Thông tin cơ bản của các hộ điều tra
STT Diễn giải ĐVT Địa bàn Xã Chung Tam Kỳ Đại Đức Bình Dân 1 Tổng số hộ điểu tra Hộ 36 29 25 90 2 Số lao động BQ/hộ Người 2,6 2,4 2,0 2,33 3 Tuổi bình quân Tuổi 52 51,5 51,8 51,77 4 Kinh nghiệm NTTS BQ Năm 14,5 13,6 13 13,7 5 Trình độ học vấn Cấp I % 6,06 8,33 7,5 7,3 Cấp II % 70,2 70,8 71,5 70,83 Cấp III % 17,72 16,7 18,5 17,64 Sơ cấp, trung cấp % 6,02 4,17 2,5 4,23 6 Thu nhập BQ 2016/người/tháng Trđ 4,5 4,0 4,0 4,17 7 Diện tích nuôi cá BQ/hộ m2 5.501,71 4.463,80 4.810,31 4925,27 Nguồn: Số liệu điều tra (2016)
Qua số liệu điều tra cho thấy trình độ học vấn của các chủ hộ NTTS tại đây khá đồng đều cao nhất là cấp 2, chiếm 70,83%, sau đó đến cấp 3 chiếm 17,64%. Đặc biệt, một số chủ hộ ở 3 xã có trình độ sơ cấp và trung cấp khác nhau, trung bình chiếm 4,23%. Do vậy có thể nhận định được, các chủ hộ ở đây có đủ khả ngăn để tiếp thu các kiến thức NTTS cùng với kinh nghiệm thực tế. Diện tích bình quân của các hộ điều tra là 4.925,27 m2, tuổi bình quân chủ hộ tại các hộ điều tra trung bình là 51,77 tuổi, cho thấy lao động nuôi trồng thủy sản ở đây đa phần người lớn tuổi (chủ yếu những người không có khả năng lao động ở
các công ty), ngành nuôi trồng thủy sản tại địa phương chưa thu hút được lao động trẻ.
Với diện tích nuôi trồng thủy sản như vậy, bình quân mỗi hộ chỉ có từ 2,33 người nuôi cho thấy năng suất nuôi cá của hộ khá cao. Kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản trung bình thời gian đã nuôi là 13,7 năm. Thu nhập bình quân một người là 4,17 triệu đồng/tháng. Như vậy cho thấy kinh nghiệm của chủ hộ cũng khá cao, thu nhập ổn định đảm bảo mức sinh hoạt trong gia đình. Qua số liệu điều tra cho thấy các hộ nuôi trồng thủy sản lâu năm sẽ có xu hướng mở rộng quy mô và diện tích nuôi, hướng đến sản xuất hàng hóa tập trung.
*Xét theo quy mô nuôi, hình thức nuôi của các hộ điều tra
Trong những năm trở lại đây nhờ chính sách dồn điền đổi thửa và chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện mà các mô hình nuôi cá nước ngọt phát triển rất mạnh, chủ yếu nuôi theo hướng tập trung chứ không nuôi theo hướng phân tán như trước kia. Đối tượng nuôi chủ yếu là cá truyền thống và cá rô phi đơn tính. Nuôi theo hai hình thức nuôi đơn (nuôi chuyên canh), nuôi ghép. Để đánh giá tình hình nuôi cá tại các hộ điều tra chúng tôi phân chia thành 02 cách đánh giá: đánh giá theo quy mô nuôi dựa vào số liệu diện tích và đánh giá dựa vào công thức nuôi thường dùng ở địa phương.
a, Theo quy mô nuôi
Phân loại các hộ điều tra theo quy mô nuôi, chúng tôi phân chia thành 03 loại quy mô là quy mô lớn, quy mô trung bình và quy mô nhỏ dựa vào số liệu diện tích, trong đó:
+ Nhóm hộ quy mô nhỏ: diện tích nuôi < 3.600 m2
+ Nhóm hộ quy mô trung bình: 3.600 m2 ≤ diện tích nuôi ≤ 7.200 m2 + Nhóm hộ quy mô lớn: diện tích nuôi > 7.200 m2)
Qua số liệu điều tra cho thấy các hộ nuôi cá chủ yếu nuôi theo quy mô trung bình và quy mô nhỏ. Quy mô nuôi trung bình diện tích chiếm 44,58%, quy mô nuôi nhỏ diện tích chiếm 34,41%. Quy mô nuôi lớn diện tích chiếm tỷ lệ thấp 21,01%. Các hộ nuôi theo quy mô trung bình và nuôi theo quy mô nhỏ thường là các hộ sản xuất theo kiểu manh mún, nhỏ lẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế và trình độ nuôi của các hộ. Các hộ nuôi theo quy mô lớn chủ yếu là nuôi thâm canh, chuyên canh với mật độ nuôi dầy, đầu tư thức ăn lớn.
44,58 (%)
34,41 (%) 21,01 (%) Lớn
Trung bình Nhỏ
Đồ thị 4.1 Diện tích NTTS của hộ phân theo quy mô nuôi
Nguồn: Số liệu điều tra (2016) b, Theo công thức nuôi
Qua tìm hiểu và điều tra tình hình nuôi trồng thủy sản ở các xã điển hình tại địa bàn huyện Kim Thành kết quả cho thấy trên địa bàn huyện chủ yếu nuôi cá truyền thống Trắm, trôi, mè, chép và loài cá rô phi. Nuôi chủ yểu theo 2 hình thức: nuôi ghép và nuôi đơn (hay còn gọi là nuôi chuyên canh)
+ Nuôi ghép: Nuôi được đa dạng các loài cá với nhau. Ưu điểm tận dụng được các tầng nước trong ao, có thể tận dụng được tối đa nguồn thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo. Kỹ thuật nuôi đơn giản, vốn đầu tư ít.
+ Nuôi đơn: Chỉ nuôi được một loài cá chủ yếu nuôi chuyên canh (nuôi cá rô phi). Hình thức này nuôi được mật độ dầy, cho năng suất cao và sản lượng lớn. Đầu tư kỹ thuật cao, vốn nhiều
Trên địa bàn huyện qua điều tra, khảo sát, chúng tôi nhận thấy chủ yếu nuôi theo 03 công thức sau:
- Công thức 1: Nuôi cá trắm + trôi +mè + chép;
- Công thức 2: Nuôi cá Trắm + trôi+ mè + cá chép + rô phi; - Công thức 3: Nuôi chuyên canh cá rô phi
Bảng 4.3. Bảng phân loại số hộ và diện tích theo công thức nuôi Công thức nuôi Tam Xã
Kỳ Xã Đại Đức Xã Bình Dân Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Tổng Diện Tích (m2) Trắm + trôi+ mè+ Chép 13 10 9 32 35,6 192.918 Trắm +trôi + mè + Chép + rô phi 17 14 13 44 48,9 135.154 Rô phi 6 5 3 14 15,5 117.968 Tổng 36 29 25 90 446.040
Nguồn: Số liệu điều tra (2016)
4.1.2. Công tác quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản của huyện Kim Thành Huyện Kim Thành có trên 30% số hộ gia đình có ao và mặt nước nuôi trồng thủy sản. Các đối tượng chủ yếu là các loài các truyền thống. Từ năm 2000 trở lại đây bổ xung thêm các giống thủy sản mới có giá trị kinh tế cao như baba, Tôm càng xanh... đặc biệt từ năm 2010 trở lại đây địa bàn huyện phát triển nuôi cá Rô phi đơn tính là chủ lực. Năm 2000 diện tích nuôi trồng thủy sản là 225 ha, sản lượng đạt 227 tấn, năng suất bình quân đạt 1,32 tấn/ha. Năm 2003 diện tích nuôi trồng thủy sản là 308 ha, sản lượng đạt 616 tấn, năng suất đạt 2 tấn/ha. Năm 2016 diện tích nuôi trồng thủy sản là 475,15 ha, sản lượng đạt 2.947 tấn, năng suất đạt 6,2 tấn/ha. Có thể thấy ngành thủy sản đang có xu hướng phát triển mạnh là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nói chung và của huyện nói riêng.
Trong những năm gần đây các cấp chính quyền tỉnh, huyện đã có cơ chế, chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản tập trung, nhất là hình thành các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung theo quy mô lớn. Theo Quyết định số 746/QĐ- UBND ngày 25/02/2009 của UBND tỉnh Hải Dương, V/v Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tỉnh Hải Dương giai đoạn (2008-2015) và định hướng đến năm 2020;Quyết định số 2657/QĐ-UBND ngày 20/9/2011 của UBND tỉnh V/v Phê duyệt đề án "Phát triển chăn nuôi - Thủy sản tập trung, nâng cao chất lượng, quy mô, đảm bảo vệ sinh môi trường tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2015", hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng khu NTTS tập trung quy mô từ 10 đến dưới 50ha và khu trên 50ha đã và đang xây dựng. Đến nay toàn tỉnh đã và đang thực hiện 09 vùng NTTS tập trung quy mô trên 50 ha, trong đó huyện Kim Thành có 01 vùng NTTS tập trung nằm trên địa bàn thuộc 02 xã Tam Kỳ, xã Đại Đức với quy mô 135,5 ha, tổng mức đầu tư 30.832.571.000 đồng (Chi cục Thủy sản tỉnh Hải Dương, 2016).
Việc xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung quy mô lớn vùng đất ngoài bãi đang sử dụng hiệu quả thấp và mặt nước hoang hóa trở thành vùng nuôi trồng thủy sản tập trung theo hình thức thâm canh, bán thâm canh với các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao. Việc phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung đang là xu hướng của tỉnh nói chung cũng như của huyện nói riêng, sẽ giúp cho bà con nông dân nuôi trồng thủy sản học hỏi kinh nghiệp, áp dụng những tiến bộ khoa học để mang lại hiệu quả kinh tế cao và cải tạo mặt nước hoang hóa.
Bảng 4.4. Quy hoạch vùng NTTS tập trung đến 2020, định hướng 2030
Vùng quy hoạch Năm
2010 Năm 2015 Năm 2020 Năm 2030
Diện tích Toàn tỉnh (ha) 11.010 11.110 11.300 11.500 Diện tích huyện Kim Thành (ha) 125,5 135,5 140 170,5 Nguồn: Chi cục Thủy sản tỉnh Hải Dương (2016).
4.1.3. Cơ cấu giống nuôi
4.1.3.1. Cơ cấu giống nuôi
Bảng 4.5. Diện tích nuôi trồng thủy sản phân theo cơ cấu giống nuôi huyện Kim Thành giai đoạn 2014-2016
Năm Đối tượng nuôi 2014 2015 2016 BQ Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Cá truyền thống 321,8 70,26 329 70,74 336,6 70,81 329,13 70,60 Cá Rô phi 130,3 28,45 130,16 27,99 142,65 30,00 134,37 28,81 Cá Rô đồng 5,2 1,14 5,2 1,12 5,2 1,07 5,2 1,11 Baba 0,7 0,15 0,7 0,15 0,7 0,14 0,7 0,15 Tổng 458 465,06 485,15 469,4
Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Kim Thành (2016)
Nuôi trồng thủy sản của huyện chủ yếu phát triển nuôi cá nước ngọt, chỉ có một số ít diện tích nuôi baba chiếm tỷ lệ nhỏ 0,15%. Trong nuôi cá thì cơ cấu giống cá truyền thống như cá Trắm, cá chép, cá trôi, cá mè... chiếm ưu thế, bên cạnh đó cơ cấu giống cá cũng thay đổi tích cực trong những năm gần đây. Cá rô phi đơn tính là giống cá được chú trọng phát triển và đẩy mạnh sản xuất theo
hướng thâm canh, sản xuất hàng hóa. Ngoài ra một số giống cá như diêu hồng, chép lai, trê lai...cũng được đưa vào sản xuất và thường được nuôi ghép với các đối tượng cá truyền thống, tuy nhiên cơ cấu các giống này chiếm tỷ lệ ít hơn.
Theo thống kê của phòng Nông nghiệp huyện diện tích nuôi cá truyền thống chiếm tỷ lệ cao nhất (70,60%) và tăng đều so với các năm, tiếp đó là diện tích cá rô phi cũng có sự biến động và tăng đều theo các năm chiếm tỷ lê (28,12%). Diện tích cá rô đồng và Ba ba chiếm tỷ lệ nhỏ, ít biến động và hầu như không tăng. Diện tích nuôi cá truyền thống tăng đều qua các năm từ năm 2014 là 321,8 ha đến năm 2016 là 336,6 ha, điều này cho thấy xu hướng nuôi trồng thủy sản ở địa phương vẫn chủ yếu là phát triển nuôi cá truyền thống. Diện tích nuôi cá rô phi cũng tăng mạnh trên địa bàn tỉnh Hải Dương nói chung và huyện Kim Thành nói riêng, năm 2014 diện tích nuôi cá rô phi huyện Kim Thành là 130,3 ha