Nhu cầu thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 107 - 111)

4.1.1 .Tổng quan về phát triển NTTS của huyện Kim Thành

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thủy sản

4.2.3. Nhu cầu thị trường

4.2.3.1. Kênh tiêu thụ sản phẩm

Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ

sản phẩm là thực hiện mục đích của sản xuất hàng hoá, là đưa sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng. Nó là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất và phân phối và một bên là tiêu dùng.

Thị trường có tính chất quyết định đến kết quả một hoạt động sản xuất kinh doanh. Thị trường phục vụ cho nuôi thủy sản chia làm hai loại gồm thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào và thị trường đầu ra. Thị trường là một yếu tố tiềm ẩn nhiều rủi ro, phần lớn người dân chưa có thị trường tiêu thụ ổn định, hàng năm chịu nhiều sự biến động về giá.

Hải Dương là một tỉnh có nhiều lợi thế nằm gần các Thành phố lớn, giao thông thuận lợi và mạng lưới dịch vụ cho tiêu thụ sản phẩm rộng khắp, tuy nhiên chủ yếu là tư thương, nên tiêu thụ sản phẩm thủy sản vẫn còn phụ thuộc vào tư thương và thị trường.

Sơ đồ 4.1. Các kênh tiêu thụ cá tại huyện Kim Thành

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hải Dương chưa có cơ sở chế biến các mặt hàng thủy sản. Các sản phẩm thủy sản của các hộ và trang trại đều được bán trực tiếp tại ao cho thương lái là chủ yếu (70%) và các thương lái này sẽ đem sản phẩm thủy sản này đi bán tại các chợ đầu mối rồi từ đây sản phẩm thủy sản được bán

HỘ TRANG TRẠI NUÔI CÁ NGƯỜI TIÊU DÙNG Hộ thu gom Siêu thị, nhà hàng Hộ bán lẻ 35% % 75% 25% Thương lái Chợ đầu mối Chợ địa phương 55% % 80% % 20% 10%

cho các hộ bán lẻ hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Một phần khác (30%) sẽ được các hộ thu mua và bán cho các siêu thị, nhà hàng và các hộ bán lẻ sau đó mới đến tay người tiêu dùng tình hình tổ chức tiêu thụ được thể hiện qua sơ đồ 4.1. Kênh tiêu thụ cá thu hoạch có sự đa dạng từ người sản xuất nuôi cá đến người tiêu dùng, nhân tố trung gian chủ yếu là các tiểu thương, người thu gom. Do vậy, có sự chệnh lệch giá nhất định giữa người nuôi cá và người tiêu dùng trong từng kênh phân phối khác nhau trong và ngoài địa bàn huyện. Chợ cá hiện nay tập trung nhỏ lẻ tại các địa phương và được tập kết ra chợ đầu mối (chợ Thạch Khôi) của Hải Dương, để đáp ứng người tiêu dùng của TP Hải Dương cũng như người tiêu dùng của các tỉnh lân cận.

The điều tra, ước lượng có khoảng 55% sản lượng cá người nuôi và thu hoạch bán cho thương lái đến tại các ao, đầm để thu mua. Đây là những tiểu thương chuyên bán cá thịt cung cấp cho các chợ đầu mối tại TP Hải Dương và địa bàn các tỉnh lân cận. Những hộ thu gôn hàng năm thu mua khảng 35% sản lượng cá nuôi thả tại huyện Kim Thành, sản phẩm mua chủ yếu là cá thịt và xuất bán cho các siêu thị, nhà hàng (khoảng 75% tổng số sản lượng thu gom) và người dân, người bán lẻ (khoảng 25% tổng sản lượng thu mua).

Các thương lái thu mua một lượng lớn cá của địa phương cung cấp cho các chợ đầu mối và các chợ địa phương phục vụ tiêu dùng. Sản lượng được thương lái thu mua chủ yếu vận chuyển ra chợ lớn, đầu mối tại chợ Thạch Khôi TP Hải Dương (khoảng 80% tổng sản lượng sau khi thu mua), vận chuyển ra chợ địa phương (khoảng 20% tổng sản lượng sau khi thu mua).

Người tiêu dùng mua khoảng 10% tổng sản lượng cá nuôi,đây chủ yếu là nhân dân sống và làm việc tại địa phương, cá tươi sống được mua ngay khi thu hoạch tại các hộ nuôi. Một lượng nhỏ hộ tiêu dùng mua cá tại các chợ cóc, chợ quy mô nhỏ tại thôn, xóm.

Hộp 4.3. Thị trường tiêu thụ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế

"Gia đình tôi nuôi cá hơn 13 năm nay chưa bao giờ thấy thị trường tiêu thụ cá lại ảm đạm như năm nay, giá cá giảm một nửa so với năm ngoái. Cá nuôi ra sản lượng quá nhiều nhưng không bán được, hoặc bán với giá quá dẻ, bị thương lái ép giá, nhiều nhà lỗ vốn. Nhà tôi tự chở cá đi bán cho các tỉnh nên cũng không bị lỗ vốn. Giá thức ăn mà cao giá cá mà thấp thế này có lẽ sang năm nhiều hộ cũng không muốn nuôi nữa".

Ông Nguyễn Văn Hữu, hộ NTTS Thôn Kim Định - Xã Đại Đức, lúc 10h30 ngày 28/3/2017

4.2.3.2. Liên kết sản xuất – tiêu thụ

Thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến mục đích, khả năng đầu tư và quy mô sản xuất thủy sản.

Khó khăn lớn nhất hiện nay của hộ nuôi vẫn là đầu ra cho thủy sản. Những năm qua, công tác liên kết tiêu thụ sản phẩm thủy sản cho hộ nuôi vẫn lỏng lẻo, sản phẩm vẫn chưa tiêu thụ được nhiều. Tình trạng "được mùa, mất giá" hay bị thương lái ép giá ngay cả khi mất mùa vẫn là nỗi lo đối với hộ nuôi.

Nguyên nhân do tại huyện Kim Thành chưa có vùng sản xuất lớn, sản xuất khá phân tán quy mô nhỏ lẻ (hình thức chăn nuôi truyền thống, kiểu tận dụng với quy mô nhỏ lẻ đang tồn tại ở hầu khắp các tỉnh trong cả nước, chiếm khoảng 65- 70% về đầu con) nên tiêu thụ tại các vùng miền phần lớn phụ thuộc vào các tiểu thương (cá nhân) mua gom và bán cho các tiểu thương tại các chợ.

Với hiện trạng sản xuất nuôi cá nước ngọt mang nặng tính tự cung tự cấp như hiện nay tại huyện Kim Thành, thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản chủ yếu là thị trường nội địa, trong đó thực tế tiêu dùng trong huyện là 55% còn lại tiêu thụ ngoài huyện và tỉnh khác, tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, một phần ít tiêu thụ qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc.

Người nuôi chưa chủ động được về giá, vào mùa thu hoạch tập trung thường bị tư thương ép giá. Người dân chủ yếu bán cho các chủ thu mua vừa với giá cả thảo thuận theo giá thị trường nhưng nhiều khi bị ép giá nếu bán thì bị lỗ hoặc hòa nhưng vẫn phải bán để quay vòng đồng vốn và kịp nuôi thả thời vụ mới.

Năm 2016 ngành thủy sản gặp rất nhiều khó khăn, sản phẩm thủy sản đưa ra thị trường giá thành liên tục giảm sâu, cá thương phẩm không bán được hoặc bán với rất chậm, đặc biệt là đối tượng như cá Rô phi, cá Diêu Hồng, cá Nheo mỹ... Làm cho người nuôi bị thua lỗ nặng hoặc lãi suất rất thấp.

Điều tra 90 hộ NTTS trên địa bàn huyện thì chỉ có 33 hộ có liên kết (chiếm 36,67%), còn lại phần lớn là các hộ không có liên kết. Sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn huyện còn khá ít Qua số liệu điều tra ta thấy hộ không có liên liên kết có diện tích bình quân là 3.140,36 m2/hộ. Hộ có liên kết có diện tích bình quân là 6.007,16 m2/hộ. Như vậy hộ có liên kết có diện tích bình quân lớn, cho năng suất và sản lượng cũng lớn hơn hộ không có liên kết. Các hộ có liên kết thường là những hộ có kinh nghiệm nuôi lâu năm, đầu tư khoa học công nghệ cao hơn, quy mô nuôi chủ yếu là quy mô diện tích lớn, sản

xuất đã lâu năm nên họ có mối liên kết vì vậy nâng cao được hiệu quả kinh tế hơn những hộ nuôi không có liên kết trong tiêu thụ sản phẩm.

Bảng 4.23. Mối quan hệ giữa liên kết và kết quả nuôi

Chỉ tiêu ĐVT Hộ không liên kết Hộ có liên kết

Diện tích bình quân m2 3.140,36 6.007,16 Năng suất trung bình tạ/ha 57,99 63,19 Giá trị bình quân trđ/ha 148,85 187,74

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Như vậy để phát triển sản xuất người nuôi cần có các kiến thức về kinh tế thị trường. Các hộ nuôi cần nắm vững thông tin về thị trường, nhu cầu thị trường cần gì để đáp ứng và có phương pháp sản xuất đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, điều chỉnh kỹ thuật nuôi để đáp ứng sản phẩm thu hoặc quanh năm, đặc biệt khi thị trường có tín hiệu thuận lợi như giá cả, tiêu thụ nhanh từ đó sẽ cho sản xuất nhanh nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)