Chi phí sản xuất cho 1ha nuôi cá phân theo quy mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 87 - 89)

Chi phí QM Lớn (n=10)

QM Trung bình

(n=30) QM Nhỏ (n=50) Trđ/ha Tỷ lệ % Trđ/ha Tỷ lệ % Trđ/ha Tỷ lệ %

Tổng chi phí (TC) 174,7 138,92 126,56

1. Chi phí trung gian (IC) 151,05 86,46 116,64 83,96 104,65 82,69 - Giống 27,06 15,49 19,49 14,03 18,9 14,93 - Thức ăn 90,57 51,84 74,36 53,53 67,36 53,22 - Tiền điện 15,21 8,71 11,4 8,21 9,94 7,85 - Tiền hóa chất 4,21 2,41 2,11 1,52 1,81 1,43 - Tiền thuốc 4,15 2,38 2,21 1,59 1,88 1,49 - Tiền thuê đất 4,52 2,59 3,74 2,69 1,75 1,38 - Tiền trả lãi 3,19 1,83 1,96 1,41 1,69 1,34 - Chi phí khác 2,14 1,22 1,37 0,99 1,32 1,04 2. Thuế 0 0 0 3. Lao động 20,5 11,73 19,6 14,11 19,49 15,40 4. Khấu hao 3,15 1,80 2,67 1,92 2,42 1,91 Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Qua bảng số liệu điều tra cho thấy chi phí cho quy mô diện tích nuôi lớn là cao nhất 174,7 triệu đồng/ha. Tiếp đó là chi phí cho quy mô diện tích nuôi trung bình 138,92 triệu đồng/ha. Thấp nhất là chi phí cho quy mô diện tích nuôi

nhỏ là 126,56 triệu đồng/ha. Trong chi phí trung gian thì chi phí cho thức ăn vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất trong các loại chi phí. Sau đó đến chi phí giống, các loại chi phí còn lại gần như tương đương nhau. Chi phí thức ăn cho quy mô diện tích nuôi lớn là cao nhất 90,57 triệu đồng/ha, chi phí thức ăn quy mô nuôi trung bình 74,36 triệu đồng/ha. Chi phí thức ăn quy mô nuôi nhỏ là 67,36 triệu đồng/ha. Chi phí con giống cho quy mô nuôi lớn 27,06 triệu đồng/ha, chi phí con giống cho quy mô nuôi trung bình 19,49 triệu đồng/ha. Chi phí con giống cho quy mô nhỏ là 18,9 triệu đồng/ha. Điều này cho thấy quy mô càng lớn thì chi phí đầu tư càng nhiều nhất là chi phí đầu tư thức ăn và con giống và cho năng suất và sản lượng cao hơn quy mô nuôi diện tích trung bình và diện tích nhỏ. Chi phí công lao động cho quy mô lớn chiếm 11,73%, chi phí công lao động cho quy mô trung bình là 14,11%, chi phí cho quy mô nhỏ là 15,40%. Như vậy quy mô diện tích nuôi càng lớn đầu tư vốn càng nhiều, áp dụng khoa học kỹ thuật càng cao, mất ít công lao động hộ nuôi chỉ cần 1-2 người có thể chăm sóc quản lý được ao nuôi cho năng suất và sản lượng cao hơn quy mô diện tích nuôi vừa và nhỏ. Quy mô diện tích nuôi lớn thường là các hộ nuôi thâm canh và chuyên canh cá rô phi thức ăn chủ yếu là cám công nghiệp, quy mô diện tích nuôi trung bình và nhỏ thường là nuôi ghép cá truyền thống thức ăn chủ yếu là cỏ. Do vậy nuôi với quy mô diện tích lớn chiếm tỷ lệ ít trên địa bàn huyện và thường được áp dụng trong vùng chuyển đổi với các hộ có vốn lớn, lao động ít và diện tích lớn.

4.1.7.2. Giá bán

Qua kết quả điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ nuôi trồng thủy sản về giá bán. Cho thấy, giá cá bán tại ao nuôi của các hộ cơ bản là giống nhau, chênh lệch không nhiều giữa các xã, các thời điểm có thể thay đổi theo giá thị trường, phụ thuộc phần lớn vào thương lái.

Các loại cá thương phẩm được phân loại chủ yếu thành 3 loại chính là loại I, loại II, loại III theo chất lượng, cân nặng của cá, cụ thể như sau:

- Cá rô phi:

+ Loại I: cân nặng trên 1 kg

+ Loại II: cân nặng từ 0,5 kg đến 1 kg + Loại III: cân nặng từ 0,3 đến 0,5 kg - Cá trắm:

+ Loại I: cân nặng trên 5 kg

+ Loại II: cân nặng từ 3 kg đến 5 kg + Loại III: cân nặng dưới 2 kg - Cá chép:

+ Loại I: cân nặng 2,5 kg

+ Loại II: cân nặng từ 1,5 kg đến 2 kg + Loại III: cân nặng dưới 1,5 kg - Cá trôi:

+ Loại I: cân nặng trên 2,5 kg

+ Loại II: cân nặng từ 1,5 kg đến 2 kg - Cá mè:

+ Loại I: cân nặng trên 6 kg

+ Loại II: cân nặng từ 3,5 kg đến 6 kg

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)