4.1.1 .Tổng quan về phát triển NTTS của huyện Kim Thành
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thủy sản
4.2.4. Vấn đề cơ chế, chính sách
Các chính sách đưa ra nhằm phát huy vai trò của các cơ quan Nhà nước đối với người dân. Chính sách đưa ra có thể có tác động tích cực và cũng có thể có ảnh hưởng tiêu cực đối với hoạt động kinh doanh nói chúng của mỗi người dân và các hộ nuôi trồng thủy sản nói riêng.
Tỉnh quan tâm đầu tư, xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất thủy sản, bằng các chương trình, dự án như dự án ”Phát triển chăn nuôi, thủy sản tập trung, nâng cao chất lượng quy mô, đảm bảo vệ sinh môi trường giai đoạn 2011- 2015", tại quyết định số 166/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hải Dương. Theo dự án này, vùng nuôi trồng thủy sản lập quy hoạch có quy mô từ 10 ha trở lên, nhà nước hỗ trợ hạ tầng gồm công trình đầu mối, hệ thống cấp thoát nước, máy bơm, đường điện, giao thông nội vùng (chiếm 25-30% tổng mức đầu tư), hỗ trợ lần đầu 50% giá trị con giống mới nuôi tại vùng nuôi trồng thủy sản đã hoàn thành. Trong giai đoạn 2016-2020 hiện Sở Nông nghiệp & PTNT đang tham mưu UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người nuôi trồng thủy sản, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào nuôi trồng thủy sản.
Về chính sách hỗ trợ vay vốn cho phát triển thủy sản của huyện hiện nay được thực hiện theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Theo đó: các cá nhân, hộ gia
đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và chủ trang trại được tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm theo các mức: tối đa 100 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn; tối đa 02 tỷ đồng đối với hợp tác xã nuôi trồng thủy sản... Ngoài ra các hộ nông dân còn được vay vốn từ qũy Hội Nông dân, vay tín chấp từ Ngân hàng Chính sách xã hội khi được Hội Nông dân bảo lãnh.
Qua điều tra các hộ nuôi được hỏi có được tiếp cận các chính sách của tỉnh, huyện ban hành không, thì kết quả cho thấy có 100% hộ nuôi có được tiếp cận với các chính sách.
Đối với mức độ phù hợp của các chính sách đưa ra có 64,53% hộ điều tra trả lời các chính sách đưa ra đã phù hợp. Còn 35,47% hộ điều tra trả lời là các chính sách chưa phù hợp. Do chính sách đưa ra còn một số hạn chế không phù hợp với hộ nuôi trồng thủy sản.
Hệ thống cơ chế chính sách về quyền sử dụng đất cho nuôi thủy sản như thời hạn và giá đất cho thuê quyền sử dụng, quyền tư bổ ao đầm ... vẫn còn nhiều bất cập.
Thời hạn cho thuê đất đa phần là tương đối ngắn nên người dân muốn đầu tư, mở rộng sản xuất nhằm tăng năng xuất, tận dụng tối đa mặt đất, mặt nước nhưng lại rụt rè không dám đầu tư.
Hệ thống cơ chế chính sách về cho vay vốn sản xuất thủy sản cũng còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết:
Nhiều hộ gia đình khó khăn về vốn đầu tư không tiếp cận được với nguồn vay ngân hàng. Lượng vốn được vay quá ít, không đủ để đầu tư sản xuất. Nguồn vốn hỗ trợ cho các hoạt động quy hoạch phát triển thủy sản, xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi, hoạt động khuyến ngư, truyền bá kỹ thuật nuôi thủy sản, xây dựng các mô hình nuôi giống mới, nuôi cao sản.... đều quá ít ỏi, không tạo được cú hích ban đầu cho phát triển nuôi thủy sản của huyện.
Huyện chưa có chính sách khuyến khích, hộ trợ sản xuất thủy sản theo hướng an toàn, GAP.
Với tiêu thụ sản phẩm thì vai trò cũng như những chính sách của nhà nước chưa thể hiện rõ, chưa thực hiện tốt liên kết 4 nhà, 2 nhà, khiến cho tiêu thụ sản phẩm phần lớn phụ thuộc thương lái gây nên tình trạng ép giá ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của người dân.
Hộp số 4.4. Cần có chính sách giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2016) Như vậy, việc phát triển nuôi trồng thủy sản đã được các cấp chính quyền Như vậy, việc phát triển nuôi trồng thủy sản đã được các cấp chính quyền quan tâm, tuy nhiên, các chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản hiện nay của cả tỉnh nói chung và địa phương nói riêng hiện nay còn ít. Các cơ chế hỗ trợ, các chương trình thủy sản thì các chính sách được đưa ra còn chậm và không thường xuyên. Do đó phát triển nông nghiệp hầu hết tập trung nhiều cho phát triển ngành trồng trọt còn với ngành thủy sản người dân chưa mạnh đầu tư, mở rộng sản xuất, không phát huy hết được tiềm năng diện tích sử dụng.