THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠ

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết Luật lao động (Trang 68 - 73)

III. Quy định của pháp luật hiện hành về trường hợp học nghề để làm việc cho doanh nghiệp

11/ Thông tư số 03/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc trong các công ty nhà nước theo

THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠ

Câu 1: Nêu và phân tích khái niệm, 3 cơ sở quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

Khái niệm:

- TGLV là khoảng thời gian do pháp luật quy định, theo đó NLĐ phải có mặt tại địa điểm làm việc và thực hiện những nhiệm vụ được giao phù hợp với nội quy lao động của đơn vị, điều lệ doanh nghiệp và HĐLĐ.

- TGNN là thời gian NLĐ không phải thực hiện nghĩa vụ lao động và có toàn quyền sử dụng thời gian này theo ý mình.

ý nghĩa của việc quy định TGLV, TGNN

- Đối với NLĐ:

+ Việc xác định giờ làm việc cụ thể phù hợp với tính chất công việc, chuyên môn, ngành nghề và điều kiện, khả năng của người lao động trên cơ sở quy định của pháp luật giúp cho NLĐ có thể chủ động trong việc thực hiện các nghĩa vụ lao động của mình.

+ Việc điều tiết độ dài của thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi còn hướng tới mục đích bảo vệ sức khỏe cho NLĐ, giúp họ thực hiện nghĩa vụ lao động lâu dài. Tránh trường hợp NSDLĐ kéo dài thời giờ làm việc của NLĐ để thu được lợi nhuận tối đa.

+ Việc quy định về thời giờ nghỉ ngơi của NLĐ nhằm đảm bảo cho NLĐ có thời gian khôi phục lại sức lao động đã bị tiêu hao trong quá trình lao động.

- Đối với NSDLĐ:

+ Việc quy định TGLV, TGNN giúp cho NSDLĐ xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất, sử dụng lao động hợp lý, khoa học từ đó hoàn thành được mục tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra. Căn cứ vào khối lượng công việc, tổng quỹ thời gian cần thiết hoàn thành và số thời gian làm việc pháp luật quy định với mỗi NLĐ mà NSDLĐ xây dựng định mức lao động, xác định được chi phí nhân công và bố trí sử dụng lao động linh hoạt, hợp lý đảm bảo hiệu quả cao nhất.

+ Giúp phản ánh trình độ tổ chức và năng suất lao động của một quốc gia. Điều đó lý giải tại sao ở những nước có nền kinh tế phát triển, thời giờ làm việc thường được rút ngắn hơn so với các nước chưa phát triển.

Ví dụ, ở Mỹ, quy định thời giờ làm việc là từ 32 – 39 giờ/tuần; ở Singapore là không quá 44 giờ/tuần; ở Canada là 36 – 39 giờ/tuần; ở Việt Nam là không quá 48 giờ/tuần.

- Đối với Nhà nước:

+ Quy định pháp luật về TGLV, TGNN thể hiện chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong việc tổ chức, điều hành hoạt động lao động xã hội

+ Thể hiện rõ thái độ của Nhà nước đối với lực lượng lao động - nguồn tài nguyên quý giá nhất của quốc gia.

+ Tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các bất đồng, tranh chấp liên quan đến thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

+ Cho thấy trình độ phát triển, điều kiện kinh tế của quốc gia và tính ưu việt của chế độ xã hội. Điều này góp phần lý giải thực tiễn rằng ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển, trình độ khoa học-kỹ thuật và năng suất lao động cao thì thời gian làm việc thường rút ngắn hơn so với các nước chưa phát triển.

Cơ sở của việc quy định TGLV, TGNN

- Cơ sở sinh học

Con người là một thực thể sinh học. Hệ thần kinh của con người cũng hoạt động theo chu kỳ. Lao động đến một mức nào đó thì cảm giác mệt mỏi sinh lý bắt đầu xuất hiện. Để có thể làm việc hiệu quả, NLĐ phải có thời gian nhất định dành cho nghỉ ngơi. Đó chính là giai đoạn mà NLĐ tái sản xuất sức lao động. Như vậy, thời giờ làm việc là có giới hạn và yêu cầu được nghỉ ngơi là nhu cầu sinh lí tự nhiên. Từ đó đòi hỏi phải có sự bố trí thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi hợp lý đảm bảo nhu cầu tự nhiên của con người và hiệu quả của lao động.

Các nhà tâm lý học cũng đã chứng minh, con người không thể làm việc liên tục 3 – 4 giờ liền mà không có nghỉ ngơi, nếu không có nghỉ ngơi họ cũng tự nghỉ hoặc chuyển sang hoạt động khác. Tuy theo dạng lao động mà cảm giác mệt mỏi sinh lí, tâm lí đến sớm hay muộn. Do vậy, sau thời gian làm việc nhất định phải có thời gian nghỉ ngơi phù hợp nhằm tạo ra những kích thích tâm lí nhất định đối với NLĐ.

Nhìn chung, do đặc thù công việc, thời giờ nghỉ ngắn và dày thường áp dụng cho lao động trí óc, nghỉ dài và thưa thường áp dụng cho lao động cơ bắp.

- Cơ sở kinh tế - xã hội

Điều kiện kinh tế - xã hội, trong đó năng suất lao động và nhu cầu của con người là nhân tố quan trọng, quyết định nhất đến việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cụ thể của người lao động. Với khối lượng công việc và nhân công nhất định, thời gian hoàn thành công việc nhiều hay ít phụ thuộc chủ yếu vào năng suất lao động. Nếu năng suất lao động thấp, người ta sẽ mất nhiều thời gian lao động hơn và ngược lại, nếu năng suất lao động cao đương nhiên thời gian lao động sẽ ít đi, nhu cầu nghỉ ngơi nhiều hơn.

Việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cụ thể các quốc gia khác nhau đều chủ yếu dựa trên cơ sở điều kiện phát triển của kinh tế với yếu tố quan trọng là năng suất lao động ở từng giai đoạn. Bên cạnh đó, các yếu tố xã hội, phong tục tập quán... cũng có những tác động nhất định. Điều này cũng lí giải cho một thực tế là thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của các quốc gia khác

nhau có sự khác nhau, thậm chí ngay ở các quốc gia được đánh giá có trình độ kinh tế-xã hội tương đương nhau vẫn có sự khác nhau nhất định.

- Cơ sở pháp lý

Từ việc nhận thức làm việc và nghỉ ngơi là quyền cơ bản của NLĐ trong QHLĐ, pháp luật quốc tế cũng như các quốc gia đều ghi nhận quyền này trong các văn bản pháp lý có giá trị cao.

Giống như hầu hết các quốc gia khác, Việt Nam cũng ghi nhận quyền làm việc và nghỉ ngơi trong văn bản có giá trị pháp lý cao nhất – Hiến pháp. Khoản 2 Điều 35 Hiến pháp 2013 quy định:

“Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi”. Thể chế hóa quyền cơ bản của NLĐ, Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật với văn bản đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực lao động là BLLĐ năm 2019. Theo các văn bản pháp luật hiện hành, thời giờ làm việc tiêu chuẩn được áp dụng chung là ngày làm việc không quá 8 giờ, tuần làm việc không quá 48 giờ. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các đơn vị sử dụng lao động cụ thể hóa chế độ thời giờ làm việc nghỉ ngơi phù hợp với điều kiện riêng của đơn vị mình.

Câu 2: Nêu và phân tích 3 nguyên tắc pháp lí cơ bản của TGLV TGNN và sự thể hiện trong các quy định của pháp luật hiện hành.

Nguyên tắc TGLV, TGNN do Nhà nước quy định (nguyên tắc quan trong nhất)

Cơ sở của nguyên tắc này không chỉ xuất phát từ yêu cầu bảo vệ NLĐ-chủ thể thường có vị thế yếu hơn trong QHLĐ mà còn nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của NSDLĐ trong việc quy định điều kiện lao độngj phù hợp. Ngoài ra, nó còn xuất phát từ chức năng điều tiết và phân công lao động của Nhà nước, Nhà nước buộc phải can thiệp điều chỉnh bằng việc quy định TGLV, TGNN hợp lí.

TGLV, TGNN của NLĐ được quy định trong văn bản luật cao nhất của nước ta là trong bản HIến pháp và được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật

Nội dung nguyên tắc này biểu hiện ở việc NN quy định khung giờ làm việc ở mức tối đa và thời gia nghỉ ngơi ở mức tối thiểu dựa trên việc thiêu chuẩn hóa thời giờ giờ làm việc. Ví dụ như Điều 105, 106, 107,… BLLĐ 2019

• Nguyên tắc đảm bảo tự do thỏa thuận về TGLV, TGNN trong QHLĐ

Mặc dù TGLV, TGNN của NLĐ do NN quy định nhưng để đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân, quyền chủ động trong hoạt động sx, kinh doanh và quyền tự định đoạt của NLĐ, NSDLĐ việc quy định TGLC, TGNN phải đảo bảo nguyên tắc tự do thỏa thuận.

Nội dung nguyên tắc này thể hiện rõ ở việc Nhà nước chỉ can thiệp ở tầm vĩ mô bằng việc quy định giới hạn pháp luật về TGLV, TGNN,…Việc cụ thể hóa ntn tùy thuộc vào ý chí của chủ thể tham gia trên cơ sở thỏa thuận, thương lượng phù hợp với điều kiện, đặc điểm riêng. Không dừng ở

đó, nguyên tắc này còn thể hiện ở việc nhà nước luôn khuyến khích những thỏa thuận về thời giờ làm việc, TGNN có lợi cho NLĐ.

Ngoài ra, NN còn khuyến khích những thỏa thuận có lợi cho NLĐ như có thể áp dụng giảm giờ làm cho NLĐ (Điều 105 BLLĐ 2019)

• Nguyên tắc rút ngắn TGLV đối với một số đối tượng đặc biệt hoặc làm những công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Xuất phát từ đặc điểm riêng của một số đối tượng lao động, một số ngành nghề, công việc nhất định mà TGLV, TGNN đòi hỏi phải có điều chỉnh riêng. VN chúng ta ưu tiên đối với đối tượng làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, lao động là nữ, người bị khuyết tật,…

Nội dung của nguyên tắc thể hiện ở việc quy định giảm số TGLV, TGNN bình thường, quy định hạn chế hơn trong các TH làm them giờ, làm đêm.

Nguyên tắc này là sự cụ thể hóa việc bảo hộ lao động đối với lao động đăc thù. (khoản 3, Điều 105, LLĐ năm 2019 và Đ113)

Câu 3: Nêu và phân tích 5 loại thời giờ làm việc và 6 loại thời giờ nghỉ ngơi. 1. Thời giờ LV

TGLV tiêu chuẩn

- TGLV tiêu chuẩn được quy định trên cơ sở tiêu chuẩn hóa thời giờ làm việc biểu hiện bằng việc quy định số giờ làm việc trong một ngày đêm, một tuần lễ, hoặc số ngày làm việc một tháng, một năm. ( Đ 105, LLĐ năm 2019).

- TGLV được chia làm 2 loại: TGLV bình thường, TGLV rút ngắn

+ TGLV bình thường là loại thời giờ làm việc mà Nhà nước quy định ngày làm việc được quy định tại Đ 105, LLĐ năm 2019.

Thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật Việt Nam được hiểu đồng nghĩa với khái niệm thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong các văn bản pháp luật quốc tế. Theo định nghĩa của ILO trong Khuyến nghị số 126 năm 1962, thời giờ tiêu chuẩn là “Số giờ mà mỗi nước ấn định bằng hoặc theo đạo luật, pháp quy, thỏa ước tập thể hay phán quyết trọng tài, hoặc là ở những nước không ổn định như vậy thì là số giờ mà nếu bất kì thời gian làm việc nào vượt quá số giờ đó sẽ được trả công theo mức trả cho làm thêm giờ, hoặc sẽ là một ngoại lệ so với những quy tắc hay tập quán đã được thừa nhận trong cơ sở hoặc trong một quá trình hữu quan”. Loại thời giờ làm việc này còn được quy định tại Điều 2 Công ước số 01 của ILO năm 1919 về thời giờ làm việc cho các cơ sở công nghiệp và Điều 3 Công ước số 30 năm 1930 về thời giờ làm việc cho các cơ sở thương mại, văn phòng của ILO. Theo đó, “Thời giờ làm việc của những người làm việc cho bất kỳ cơ sở công hay tư không được vượt quá 8 giờ một ngày và 48 giờ một tuần”. Đến năm 1935, ILO đã thông qua Công ước số 35 quy định thời giờ làm việc 40 giờ/tuần. Ở nước ta, do năng suất lao động

xã hội chưa cao nên mới thực hiện được Công ước số 01 và Công ước số 30 của ILO, đồng thời chỉ khuyến khích các biện pháp áp dụng giới hạn thời giờ làm việc quy định tại Công ước số 35.

Thời giờ làm việc này áp dụng cho các công việc bình thường, không có tính chất nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay đối tượng đặc biệt nào. NSLSS có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày, theo tuần và ngày nghỉ hàng tuần trên cơ sở quy định chung, phù hợp với điều kiện đơn vị. Trong một số trường hợp do tính chất sản xuất theo ca, kíp mà cần phải phân bố lại thời giờ làm việc trong ngày, số ngày làm việc trong tuần, trong tháng cho thích hợp thì NSDLĐ phải thống nhất với tập thể NLĐ thông qua việc ký kết thỏa ước lao động tập thể với nguyên tắc chung là thời gian làm việc trung bình không quá 8 giờ/ngày (đối với trường hợp quy định theo tuần làm việc) và không quá 48 giờ/tuần tùy theo điều kiện và khả năng của doanh nghiệp.

+ TGLV rút ngắn

• Thời giờ làm việc rút ngắn là loại thời giờ làm việc có độ dài của thời gian làm việc ngắn hơn thời giờ làm việc bình thường (dưới 8 giờ/ngày) mà vẫn giữ nguyên lượng.

• Thời giờ làm việc rút ngắn được quy định cho những NLĐ làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc một số đối tượng lao động có đặc điểm riêng như phụ nữ có thai, lao động chưa thành niên, người khuyết tật, cao tuổi... Như: Đối với lao động nữ làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019), đối với người lao động cao tuổi (Khoản 3 Điều 149 Bộ luật Lao động 2019), đối với người chưa thành niên (Điều 146 Bộ luật Lao động 2019).

• Ngoài ra, người sử dụng lao động quy định thời điểm các đợt nghỉ ngắn và ghi vào nội quy lao động như Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc; Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người; Thời giờ nghỉ mỗi ngày 60 phút đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi,…

TGLV không có tiêu chuẩn

- TGLV không tiêu chuẩn là loại thời giờ làm việc quy định cho một số đối tượng lao động nhất định, do tính chất của công việc mà không thể xác định được số TGLV cụ thể

- TGLV không có tiêu chuẩn được áp dụng với một số đối tượng sau:

+ Những NLĐ do tính chất phục vụ phải thường xuyên ăn, ở và làm việc trong phạm vi cơ quan, xí nghiệp

+ Những công nhân hoặc cán bộ do tính chất công việc phụ trách mà phải thường xuyên đi sớm về muộn hơn những NLĐ khác.

+ Những NLĐ do điều kiện khách quan không thể xác định được trước TGLV cụ thể. • TG làm thêm (Đ107 BLLĐ 2019)

- Làm thêm giờ là ktg làm việc ngoài TGLV bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

- Thời giờ làm thêm, nếu xem xét về hình thức là mâu thuẫn với quyền được bảo hộ lao động và ảnh hưởng đến thời giờ nghỉ ngơi của NLĐ. Tuy nhiên, nhằm bảo đảm nhu cầu sản xuất kinh doanh của NSDLĐ khi cần phải giải quyết các sự cố hoặc các công việc cấp bách không thể trì hoãn được hoặc trong các ngành sản xuất, kinh doanh dịch vụ, nơi có nhu cầu công việc không ổn định. Do vậy, pháp luật lao động Việt Nam cũng như hầu hết pháp luật các nước cũng đều quy định thời giờ làm thêm nhưng gắn liền với những điều kiện khắt khe, nhằm tránh sự lạm dụng từ NSDLĐ.

• TG làm việc ban đêm (Đ106 BLLĐ năm 2019) (GT/251)

Các đối tượng cấm hoặc hạn chế làm việc ban đêm (Đ134, 144, 160) • TGLV linh hoạt

- TGLV linh hoạt là việc quy định các hình thức tổ chức lao động mà trong đó có sự khác nhau về độ dài và thời điểm làm việc của NLĐ so với thời gian làm việc thông thường đã được quy định theo ngày, tuần, tháng, năm làm việc……

- Ở VN, TGLV linh hoạt được quy định đối với một số TH tạo điều kiện vận dụng TGLV linh hoạt như đối với những NLĐ làm việc theo hợp đồng k trọn thời gian (Đ148), nhận cv về nhà làm

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết Luật lao động (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w