BẢO HIỂM XÃ HỘI I Khái quát chung

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết Luật lao động (Trang 80 - 84)

III. Quy định của pháp luật hiện hành về trường hợp học nghề để làm việc cho doanh nghiệp

3. Các quy định pháp luật về ANLĐ, VSLĐ

BẢO HIỂM XÃ HỘI I Khái quát chung

I. Khái quát chung

1. Khái niệm

- Dưới góc độ kinh tế: Bảo hiểm xã hội không trực tiếp chữa bệnh khi người lao động ốm đau, tai nạn hay sắp xếp công việc mới cho họ khi họ mất việc làm mà chỉ giúp đỡ họ có một phần thu nhập khi người lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động.

- Dưới góc độ pháp lý: Chế độ bảo hiểm xã hội là tổng hợp những quy định của pháp luật, do Nhà nước ban hành, quy định về các hình thức đảm bảo về vật chất và tinh thần cho người lao động và trong một số trường hợp là thành viên gia đình người lao động khi họ bị mất hoặc giảm một phần khả năng lao động.

Hiện nay, theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã có quy định về khái niệm bảo hiểm xã hội như sau: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”

2. Nguyên tắc

Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH.

Nguyên tắc này được thể hiện xuyên suốt trong các quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Mức hưởng bảo hiểm tỷ lệ thuận với mức đóng bảo hiểm và thời gian đóng bảo hiểm. Riêng thời gian đóng bảo hiểm còn được xem là mốc để xác định chế độ hưởng bảo hiểm xã hội của một người.

Ví dụ: khi ông A chết mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội 15 năm trở lên thì các con ông ở dưới tuổi thành niên hoặc thân nhân ngoài tuổi lao động sẽ được hưởng tiền Tuất, trái lại nếu ông chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội thì sẽ không có trong diện xét hưởng tuất....

Thực chất BHXH là sự chia sẻ hậu quả của những rủi ro xã hội, trong quá trình tổ chức, sử dụng quỹ tiễn tệ trung bình hình thành do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH. Nói cách khác đi BHXH là quá trình phân phối lại thu nhập cho những thành viên khi phát sinh nhu cầu bảo hiểm xã hội như ốm đau, sinh con, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động, chết...

 Mức đóng BHXH bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của NLĐ. Mức đóng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do NLĐ lựa chọn.

Theo quy định hiện hành của Luật bảo hiểm xã hội nước ta mức đóng BHXH bắt buộc được tính trên cơ sở tiền công, tiền lương của NLĐ; mức đóng BHXH tự nguyện tính trên cơ sở mức thu nhập do NLĐ lựa chọn nhưng thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vục nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở (khoản 1 Điều 87 Luật bảo hiểm xã hội).

Trong thực tế có hai cách để lựa chọn mức thu nhập đọc bảo hiểm tùy theo đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Mỗi cách đều có những tác dụng khác nhau, nhưng thông thường, người ta lấy tiền lương làm căn cứ để xác định mức thu nhập được bảo hiểm:

- Thứ nhất: Lấy tiền lương làm cơ sở đế quy định mức thu nhập được bảo hiểm - Thứ hai: Quy định một mức thu nhập nhất định đối với người được bảo hiểm

Căn cứ Khoản 2, Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành ngày 14/04/2017 quy định chi tiết về mức tiền lương đóng BHXH như sau:

- Từ ngày 01/01/2018 trở đi: Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.

- Căn cứ Điểm 2.6, Khoản 2, Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định mức đóng bảo hiểm xã hội như sau:

+ NLĐ làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;

+ NLĐ làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Mức tiền lương đóng đóng BHXH không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với NLĐ làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường. Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đóng bảo hiểm thất nghiệp là mức lương tối thiểu vùng. Mức lương cao nhất để tham gia bảo hiểm:

- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không được cao hơn 20 lần mức lương cơ sở - Bảo hiểm thất nghiệp không được cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu vùng.

Căn cứ Điều 3, Nghị định 157/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về mức lương tối thiểu vùng như sau:

• Vùng I: 4.180.000 đồng/ tháng • Vùng II: 3.710.000 đồng/tháng • Vùng III: 3.250.000 đồng/tháng

• Vùng IV: 2.920.000 đồng/tháng

NLĐ vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng BHXH. Thời gian đóng BHXH đã được tính hưởng BHXH một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH.

Theo quy định của pháp luật về hình thức BHXH có hai hình thức là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

+ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nhiều hơn số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở nước ta số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là chủ yếu và họ được hưởng nhiều chế độ BHXH hơn so với đối tượng BHXH tự nguyện.

+ Về phương diện pháp lý việc tham gia BHXH bắt buộc hay BHXH tự nguyện đều tạo nên các quyền lợi về BHXH có giá trị khác nhau và trên thực tế tùy theo tính chất và đặc điểm của QHLĐ mà NLĐ có thể có những thời gian tham gia BHXH theo các loại hình khác nhau.

+ Một người không thể cùng một lúc vừa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, tuy nhiên NLĐ vẫn có thể tham gia cả BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc nhưng không phải cùng một lúc mà là nối tiếp nhau tham gia. Trong trường hợp thì thời gian sử dụng làm căn cứ để hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất là tổng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, tức là tổng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Thời gian làm cơ sở để hưởng bảo hiểm xã hội sẽ phải trừ đi khoảng thời gian đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội.

Quỹ BHXH được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định.

Một trong những nguyên tắc khi thực hiện chính sách BHXH được quy định trong Luật BHXH là "Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần".

BHXH là chính sách lớn, ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội, chứa đựng cả nội dung kinh tế, nội dung xã hội và nội dung pháp lý. Để đảm bảo thực hiện hài hào các nội dung nói trên và đạt được mục tiêu mà BHXH đặt ra thì việc thực hiện bảo hiểm xã hội trước hết là trách nhiệm của Nhà nước. Nhà nước là người trực tiếp tổ chức, chỉ đạo và quản lý toàn bộ sự nghiệp BHXH thông qua việc ban hành các quy định pháp luật về BHXH và kiểm tra thực hiện các quy định đó.

Bên cạnh nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm cho các chủ thể tham gia QHLĐ thì Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ quỹ BHXH và trong trường hợp cần thiết Nhà nước có các biện pháp để bảo toàn giá trị quỹ, đảm bảo sự an toàn về tài chính cho quỹ BHXH.

Trong quản lý nhà nước về tài chính BHXH cần quy định và hướng dẫn cụ thể về các hạng mục thu, chi; quy chế quản lý đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội cũng cần phải rõ ràng, minh bạch…; đồng thời phải có cơ chế kiểm tra, giám sát, chế độ báo cáo, kiểm toán… Bên cạnh đó, BHXH là cơ quan quản lý quỹ cần có chiến lược về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng để hình thành được một đội ngũ cán bộ có đầy đủ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng về quản lý tài chính nhằm đáo ứng tốt nhiệm vụ được giao.

 Việc thực hiện BHXH phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH.

Người tham gia BHXH là NSDLĐ, NLĐ và NN. Trong đó, NSDLĐ có nghĩa vụ phải đóng góp bảo hiểm NLĐ nhưng họ lại không đồng thời là người thụ hưởng. Cho nên, đối tượng chủ thế này thường ít khi mặn mà việc thực hiện hiện trách nhiệm của mình. Để khuyến khích NSDLĐ thực hiện nghĩa vụ trên, trình tự thủ tục đóng góp cũng như thực hiện BHXH phải giảm thiểu sự phiền hà, phức tạp đến mức tối đa.

Những trường hợp được hưởng các chế độ BHXH là những trường hợp xảy ra rủi ro làm giảm hoặc mất thu nhập của NLĐ. Trong tình huống đó họ và gia đình rất cần đến khoản tiền BHXH một cách kịp thời, nhanh chóng để giải quyết khó khăn, ổn định cuộc sống. Chính vì vậy, việc thực hiện BHXH phải bảo đảm đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, kịp thời đặc biệt là thủ tục hành chính để có thể đảm bảo giải quyết một cách nhanh chóng, đầy đủ quyền lợi, đấp ứng yêu cầu cấp thiết của người tham gia BHXH.

3. Phân loại

Theo hình thức của BHXH: Bao gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Về phương diện pháp lý, hình thức (loại hình) bảo hiểm xã hội bắt buộc hay tự nguyện thể hiện ở việc quy định về đối tượng, mức đóng và hưởng bảo hiểm xã hội... với các chủ thể trong quan hệ bảo hiểm xã hội.

Về đối tượng, nói chung BHXH bắt buộc được áp dụng với người lao động có thời hạn làm việc ở mức nhất định, thu nhập có tính cố định (tiền lương hàng tháng), doanh nghiệp sử dụng số lượng lao động ổn định... Những đối tượng khác áp dụng BHXH tự nguyện.

Về mức phí bảo hiểm xã hội, trong phạm vi, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc các chủ thể có nghĩa vụ hàng tháng phải đóng một khoản tiền nhất định do pháp luật quy định tương ứng với tỷ lệ tiền lương của NLĐ cho quỹ bảo hiểm xã hội. Đối với BHXH tự nguyện NSDLĐ có trách nhiệm

chi trả trực tiếp khoản tiền này vào lương của NLĐ để họ tự lo bảo hiểm hội hoặc tham gia loại hình tự nguyện nếu có nhu cầu.

Quy định về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tư nguyện được ghi nhận tại chương III, IV Luật bảo hiểm xã hội.

Theo cơ cấu đối tượng, tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội

Về nguyên tắc mọi NLĐ đều có quyền được hưởng BHXH, tuy nhiên tùy theo đối tượng lao động, tính chất QHLĐ, khu vực làm việc... việc tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội có những đặc thù nhất định. Cụ thể có các loại:

- BHXH do Nhà nước tổ chức và bảo hộ đặc biệt: Áp dụng với đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và lực lượng vũ trang (quân nhân có hưởng lương từ ngân sách);

- BHXH với NLĐ làm việc theo HĐLĐ trong các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; - BHXH với các đối tượng khác.

 Theo các trường hợp rủi ro được BHXH (chế độ BHXH) - BHXH trong trường hợp bị ốm đau, nghỉ dưỡng sức; - BHXH trong trường hợp thai sản;

- BHXH trong trường hợp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; - BHXH trong trường hợp tuổi già;

- BHXH trong trường hợp bị chết;

- BHXH trong trường hợp bị mất việc làm (thất nghiệp).  Theo thời gian hưởng trợ cấp

- BHXH ngắn hạn: Thường áp dụng cho NLĐ đang làm việc, phát huy tác dụng trong thời gian ngắn với các nhu cầu BHXH mới phát sinh. Ví dụ: Chế độ trợ cấp ốm đau, chế độ trợ cấp thai sản, thất nghiệp...

- BHXH dài hạn: Thường áp dụng với NLĐ đã nghỉ việc, phát huy tác dụng trong một thời gian dài, trợ cấp được trả hàng tháng. Ví dụ: Chế độ trợ cấp thương tật hàng tháng, chế độ hưu trí...

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết Luật lao động (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w