Theo khoản 1, Điều 35 Luật dạy nghề 2006: “Hợp đồng học nghề là sự thoả thuận về quyền và nghĩa vụ giữa người đứng đầu cơ sở dạy nghề với người học nghề”
Hợp đồng học nghề có thể được phân làm hai loại
2. Phân loại
* Theo hình thức: Hợp đồng học nghề bằng văn bản và hợp đồng học nghề bằng lời nói
- Hd học nghề bằng vb: đc qd tại khoản 2 D35 Luật dạy nghề:
“Hợp đồng học nghề phải được giao kết bằng văn bản trong các trường hợp sau đây: a) Doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để làm việc cho doanh nghiệp;
b) Học nghề tại cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.”
- HĐ học nghề bằng lời nói: đc qd tại khoản 3 DD35 Luật dạy nghề:
“Hợp đồng học nghề được giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản trong các trường hợp sau đây:
a) Truyền nghề;
b) Kèm cặp nghề tại doanh nghiệp.”
* Theo giá trị pháp lí : Hợp đồng học nghề hợp pháp và hợp đồng học nghề vô hiệu
- HĐ học nghề hợp pháp: đáp ứng đầy đủ các yêu cầu luật dịnh về chủ thể giao kết, nguyên tắc giao kết, nội dung, hình thức hợp đồng,..
- HĐ học nghề vô hiệu:
+ Vô hiệu từng phần: 1 hoặc 1 số nd của HĐ trái pl
+ Vô hiệu toàn bộ: vp điều cấm của pl
3. Nội dung hợp đồng học nghề
Theo nghĩa hẹp, nội dung hợp đồng đào tạo nghề được hiểu bao gồm các điều khoản về quyền và nghĩa vụ các bên hợp đồng đào tạo nghề
Về phương diện pháp luật, Nhà nước đòi hỏi các bên khi giao kết hợp đồng học nghề phải thỏa thuận đầy đủ các nội dung chủ yếu đã được quy định. Được quy định đầy đủ trong D36 Luật học nghề 2006 về nội dung HĐ học nghề:
“1. Hợp đồng học nghề phải có các nội dung sau đây: a) Tên nghề học, kỹ năng nghề đạt được;
b) Nơi học và nơi thực tập;
c) Thời gian hoàn thành khoá học;
d) Mức học phí và phương thức thanh toán học phí;
đ) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng; e) Các thoả thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
2. Trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để làm việc cho doanh nghiệp thì hợp đồng học nghề ngoài những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này còn có các nội dung sau đây:
a) Cam kết của người học nghề về thời hạn làm việc cho doanh nghiệp;
b) Cam kết của doanh nghiệp về việc giao kết hợp đồng lao động sau khi học xong;
c) Trả công cho người học nghề trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian học nghề.
3. Hợp đồng học nghề theo hình thức kèm cặp nghề tại doanh nghiệp ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, phải có thỏa thuận thời gian bắt đầu được trả công và mức tiền công trả cho người học nghề theo từng thời gian.”
3. Giao kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng học nghề
3.1 Giao kết hợp đồng học nghề
- Điều kiện chủ thể
+ Đối với người học nghề : Theo khoản 4 Đ61 BLLĐ 2019 quy định vè đô tuổi người học nghề phai từ đủ 14 tuổi và có đủ sức khỏe phù hợp vs yêu cầu của nghề, trừ 1 số nghề do Bộ LĐ- Thương binh và xã hội quy định.
+ Đối với cơ sở dạy nghề: Bao gồm Các trung tâm dạy nghề, trung cấp nghề trường cao đẳng nghề có đủ đk về nội dung gồm: Có trường sở, khả năng tài chính, thiết bị dạy lý thuyết, thực hành, có đội nghũ giáo viên, cán bộ quản lí đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất, trình độ, kĩ năng nghề. Điều kiện về thủ tục thể hiện ở việc thành lập, đăng kí hoạt động của cơ sở dạy nghề…theo quy định của pháp luật. Và các doanh nghiệp, hợp tác xã,cơ sở sx, kinh doanh, dịch vụ khác thì được hoạt động với những điều kiện rất linh hoạt( k nhất thiết phải phụ thuộc vào các đk trên ms đc hoạt động)
- Nguyên tắc giao kết: Việc giao kết hợp đồng học nghề phải tuân thủ các nguyên tắc: tự nguyện (các bên tham gia tự quyết), bình đẳng (địa vị pháp lý của các bên là ngang nhao), không trái pháp luật(ý chí cuatr các bên k trái qdpl).
- Trình tự giao kết : Giống như các hợp đồng khác, quá trình giao kết hợp đồng học nghề thường diễn ra theo 3 bước: đề nghị giao kết hợp đồng; hai bên thỏa thuận các nội dung và các vấn đề có liên quan tới hợp đồng học nghề; giao kết hợp đồng.
3.2 Thực hiện hợp đồng học nghề
Pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng học nghề. Trên thực tế, các bên thường thực hiện hợp đồng khi khóa học bắt đầu. Ngoài việc mỗi bên thực hiện đúng và đủ các cam kết trong hợp đồng, các quy định của pháp luật có liên quan thì còn phải tôn trọng lợi ích và tạo điều kiện thuận lợi cho bên kia thực hiện hợp đồng. Trong quá trình thực hiện các bên có thể thỏa thuận để thay đổi nội dung hợp đồng, tạm hoãn thực hiện hợp đồng khi cần thiết nhưng phải đảm bảo không trái với các quy định chung của pháp luật
3.3 Chấm dứt hợp đồng học nghề
Chấm dứt hợp đồng học nghề thực chất là chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng đã giao kết. Hợp đồng học nghề có thể chấm dứt trong các trường hợp: hết hạn hợp đồng, khóa học kết thúc, người học nghề đi thực hiện nghĩa vụ quân sự, hai bên cùng thoải thuận chấm dứt hợp đồng hoặc một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng….
Có 2 vấn đề được quy định liên quan tới việc chấm dứt hợp đồng học nghề trách nhiệm của cơ sở dạy nghề trong việc hoàn trả tiền học phí cho người học nghề và trách nhiệm bồi thường chi phí dạy nghề của người học nghề cho cơ sở dạy nghề trong một số trường hợp nhất định. Theo Điều 37 Luật dạy nghề 2006:
1. Người học nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề thì không được trả lại học phí. Trường hợp người học nghề đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc do ốm đau, tai nạn, thai sản không đủ sức khoẻ hoặc gia đình có khó khăn không thể tiếp tục học nghề thì được trả lại phần học phí đã đóng của thời gian học còn lại.
2. Cơ sở dạy nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề thì phải báo cho người học nghề biết trước ít nhất ba ngày làm việc và trả lại toàn bộ học phí đã thu, trừ những sự kiện bất khả kháng theo quy định của pháp luật dân sự.
3. Trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để làm việc cho doanh nghiệp, nếu người học nghề không làm việc theo cam kết thì phải bồi hoàn chi phí dạy nghề. Mức bồi hoàn do hai bên thoả thuận theo hợp đồng học nghề.
Chi phí dạy nghề gồm các khoản chi phí hợp lý cho người dạy, tài liệu, vật liệu thực hành, chi phí khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị và các chi phí khác đã chi cho người học nghề.