Nội dung QLNN về lao động

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết Luật lao động (Trang 106 - 107)

1 Xây dựng chỉnh sách, pháp luật về lao động

Với chức năng quản lý nhà nước, quản lý xã hội, nhà nước thiết lập công cụ quản lý lao động bằng hệ thống pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành, qua đó thể hiện ý chí của nhà nước và buộc các bên tham gia quan hệ lao động hoặc các bên trong quan hệ liên quan trực tiếp với quan hệ lao động phải tuân theo.

Các chính sách, pháp luật được nhà nước xây dựng, ban hành và tổ chức hướng dẫn thi hành được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực lao động, cụ thể trong các nội dung như: hoạch định, quyết định chính sách quốc gia về lao động; quy hoạch và kế hoạch về nguồn nhân lực quốc gia, phân bố và sử dụng lao động toàn xã hội; ban hành và hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật lao động; xây dựng chương trình quốc gia về việc làm;… Trong các quy định ban hành, có những quy phạm

mang tình bắt buộc đối với các bên QHLĐ, có những quy phạm mang tính tùy nghi, tạo hành lang pháp lý để các bên trong QHLĐ tự do thỏa thuận nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của mình phù hợp với điều kiện cụ thể của các bên.

2 Tổ chức, thực hiện quản lý nhà nước về lao động

Trên cơ sở các văn bản đã ban hành, nhà nước thông qua các cơ quan quản lý lao động có thẩm quyền, tiến hành điều hành quản lý lao động cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Đây là quá trình nhà nước thực hiện các hoạt động tổ chức, điều hành, quản lý lao động cụ thể. Theo đó, bao gồm các nội dung như: theo dõi, thống kê, cung cấp thông tin về cung cầu lao động, tổ chức tiến hành nghiên cứu khoa học về lao động, về mức sống, thu nhập của NLĐ,… nhằm bảo đảm để quan hệ lao động phát triển đúng hướng và bảo đảm quyền, lợi ích các bên.

Để thực hiện các nội dung quản lý lao động trên, nhà nước phải thiết lập hệ thống các cơ quan từ trung ương đến địa phương, tiến hành triển khai các nhiệm vụ nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra.

Hiện nay, theo quy định tại Điều 212 BLLĐ năm 2019, quản lý nhà nước về lao động bao gồm 6 nội dung chủ yếu.

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết Luật lao động (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w