Xử phạt vi phạm PLLĐ

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết Luật lao động (Trang 110 - 112)

1. Khái niệm vi phạm pháp luật lao động

Vi phạm pháp luật lao động là các việc sai, trái pháp luật lao động do chủ thể của quan hệ lao động thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý.

Vi phạm pháp luật lao động thể hiện ở việc không thực hiện thực hiện không đúng các quy định có tính chất bắt buộc của pháp luật lao động, thực hiện những điều mà pháp luật lao động cấm. Phần lớn các vi phạm pháp luật lao động là những vi phạm các quy định về điều kiện lao động, điều kiện sử dụng lao động và các quy định liên quan đến quyền, lợi ích của NLĐ, tập thể lao động.

Bên cạnh việc quy định các hành vi vi phạm pháp luật còn quy định các tỉnh tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ và mức xử phạt. Các tỉnh tiết tăng nặng sẽ tăng thêm trách nhiệm đối với người vi phạm, ngược lại, các tình tiết giảm nhẹ sẽ giảm bớt trách nhiệm của người vi phạm khi áp dụng Vì thế, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp xử lí kỉ luật, xử phạt về hành chính, hành vi vi phạm pháp luật lao động tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Chủ thể vi phạm pháp luật lao động

Chủ thể vi phạm pháp luật lao động là cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật lao động Theo đó, chủ thể vi phạm pháp luật lao động có thể là NLĐ, NSDLĐ, đại diện tổ chức đại diện NLĐ tại doanh nghiệp, tổ chức công đoàn khi thực hiện quyền đại diện cho NLĐ hoặc chủ thể khác. Trên thực tế, chủ thể vi phạm pháp luật lao động đa phần thuộc về NSDLĐ do họ có hành vi xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ, tập thể lao động. Ngoài ra, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam cũng có thể là chủ thể vi phạm pháp luật lao động và cũng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định, thử tương hợp pháp luật có quy định khác.

3. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động được hiểu là việc cơ quan nhà nước về lao động có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế do pháp luật quy định đối với cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm pháp luật lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự va theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.

Các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động bao gồm:  Nguyên tắc xử phạt

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao đồng là những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo làm nên tổng cho hoạt đông xử phạt vi phạm hành chính của chủ thể có thẩm quyền. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động được áp dụng theo nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính nói chung. Thực hiện đúng các nguyên tắc này không chỉ giúp cho hoạt động xử phạt các hành vi vi pham diễn ra chính xác, đúng người, đúng vi phạm, không bỏ sót sai phạm và bảo đảm mục đích của hoạt động xử lí hành chính mà còn bảo đảm tính hợp pháp của quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động và đảm bảo công bảng trong hoạt động quản lí nhà nước về lao động.

Thẩm quyền xử phạt

Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động được tiến hành trên phạm vi hết sức rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau của quan hệ lao động (hoạt động dịch vụ việc làm, giao kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng lao động, đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động ..v..v ), vì thế số lượng chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính rất lớn. Đó là cá nhân, tổ chức được pháp luật quy định có quyền áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, đơn vị vi phạm hành chính Cụ thể:

+ Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã, chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện, chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thanh tra viên lao động, người được giao nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ;

+ Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trưởng đoàn thanh tra lao động cập bộ, Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lí nhà nước được giao thuc hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;

+ Cục trưởng Cục quản lí lao động ngoài nước, người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài;

+ Cục trưởng Cục xuất nhập cảnh, giám đốc công an cấp tỉnh thành phố trực thuộc trung ương;

+ Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác theo quy định của Luật Xử lí vi phạm hành chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao;

Các hình thức xử phạt

Hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi phạm pháp luật lao động bao gồm: hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung.

- Hình thức xử phạt chính là hình thức xử phạt chủ yếu, có khả năng áp dụng độc lập khi tiến hành xử phạt. Hình thức xử phạt chính bao gồm: cảnh cáo và phạt tiền.

- Hình thức xử phạt bổ sung là hình thức xử phạt không được áp dụng một cách độc lập mà được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính với mục đích là hỗ trợ hình thức xử phạt chính. Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng trong một số trường hợp cần thuết nhằm hạn chế tác hại của hành vi vi phạm trực tiếp hoặc khả năng xuất hiện hành vi vi phạm của chủ thể vi phạm hành chính. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà tổ chức, cá nhân vi pham hành chính về pháp luật lao động có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng các loại giấy phép, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính,

Ngoài hình thức xử phạt hành chính, hình thức xử phạt bổ sung, người vi phạm có hành vi vi phạm pháp luật lao động còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như buộc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thuc hiện phương án sử dụng lao động, giao kết hợp đồng lao động, tiền lương tối thiểu, đang báo điều kiện hoạt động của công đoàn, trả lại số tiền đặt cọc đã nhận của NLĐ, buộc khắc phục, sửa chữa đối với các máy, thiet bi không đảm bảo để điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động.

Thời hiệu xử phạt

Thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luat lao động là khoảng thời gian do pháp luật quy định trong đó cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đó với cá nhân hay tổ chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật lao động. Việc xử phạt ngoài thời hiệu do pháp luật quy định sẽ không có giá trị pháp lý thậm chí có thể hiểu là vi phạm pháp luật về xử phạt hành chính và người tiến hành xử phạt đó có thể bị xử lí bởi một hoặc các trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.

Theo quy định thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi phạm pháp luật lao động áp dụng chung về thời hiệu xử phạt hành chính quy định trong Luật Xử lí vi phạm hành chính.

Thủ tục xử phạt

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật lao động được hiểu là mình tự thực hiện của cơ quan quản lý nhà nước về lao động hoặc cá nhân, tổ chức có thẩm quyền trong việc xử phạt vi phạm pháp luật lao động. Theo đó, khi phát hiện vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt, công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao phải kip thời lập biên bản và thực hiện theo quy định của Luật Xử vi pham hanh chính.

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết Luật lao động (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w