TCLĐ tập thể và trình tự giải quyết

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết Luật lao động (Trang 128 - 131)

- Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tại Hoà giải viên lao động

2. TCLĐ tập thể và trình tự giải quyết

Khái niệm

Ở nước ta, một thời gian dài, pháp luật không phân chia tranh chấp lao động thành tranh chấp cá nhân và tranh chấp tập thể. Cho đến khi Pháp lệnh Hợp đồng lao đồng năm 1990 và Nghị quyết số 18-CP ngày 26 tháng 12 năm 1992 ra đời, sự phân chia này mới manh nha xuất hiện.

Từ khi BLLĐ được ban hành năm 1994, việc phân loại tranh chấp lao động thành tranh chấp cá nhân và tranh chấp tập thể trong pháp luật mới trở nên rõ nét và có ý nghĩa quan trọng.

 Tranh chấp lao động tập thể là tranh chấp xảy ra giữa “tập thể lao đông với NSDLĐ” và cụ thể là giữa một hay nhiều tổ chức đại diện NLĐ với NSDLĐ hoặc một hay nhiều tổ chức của NSDLĐ.

Đặc điểm

- Chủ thể tham gia là giữa đại diện tập thể người lao động với NSDLĐ

Đặc điểm này để phân biệt với TCLĐCN, bời vì TCLĐCN là xảy ra giữa một người lao động cụ thể với NSDLĐ. Song vẫn có những vụ tranh chấp diễn ra với nhiều cá nhân khác nhâu, điều đó phải phụ thuộc vào mục đích giữa các chủ thể có cùng chung mục địch hay không.

- Quyền lợi tranh chấp là quyền lợi có tính tập thể

Số lượng người tham gia chỉ là một trong những dấu hiệu cơ bản, mẫu chột của vụ tranh chấp phải đặt trong mối tương quan chung về nội dung tranh chấp với mục đích, yêu cầu của những người tham gia tranh vụ tranh chấp. Quyền lợi mà vụ tranh chấ muốn đạt được phải là chung của toàn thể người lao động tham gia tranh chấp.

Nội dung của tranh chấp lao động tập thể liên quan tới quyền và lợi ích chung của cả tập thể lao động. NLĐ và NSDLĐ đều cần nhau để đạt được mục đích cuối cùng của mình. Tùy nhiên nếu một trong hay không thảo mãn những nhu cầu tối thiểu của một bên thì tranh chấp có thể diễn ra trên rất nhiều hình thực khác nhau.

Trình tự giải quyết TCLĐTT

Thủ tục giải quyết TCLĐ tập thể về quyền: Tranh chấp lao động về quyền là tranh chấp giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với NSDLĐ hoặc một hay nhiều tổ chức của NSDLĐ phát sinh trong một số trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 179 BLLĐ 2019.

- Thời hiệu giải quyết: 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên cho rằng quyền và lợi ích của mình bị vi phạm.

- Trình tự: giải quyết theo 3 bước:

Bước 1: Hòa giải tại Hòa giải viên lao động

Thủ tục và nội dung của Hòa giải viên Lao động với TCLĐTT về quyền tương tự như giải quyết TCLĐCN.

Kết quả cũng là biên bản hòa giải thành hoặc biên bản hòa giải không thành

Bước 2: Giải quyết tại Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh

Điều kiện: Khi kết quả hòa giải tại Hòa giải viên lao động không thành hoặc hòa giải thành nhưng một bên không thực thi biên bản hòa giải hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định.

Nội dung:

+ Đối với trường hợp quá thời hạn mà Hòa giải viên không giải quyetsw thì các bên gửi đơn yêu cầu Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết thì trong thời gian 2 ngày làm việc thì Chủ tịch có trách nhiệm xác định loại tranh chấ và tiến hành giải quyết.

+ Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết Chủ tịch UBND cấp huyện phải tiến hành giải quyết tranh chấp lao động bằng việc tổ chức phiên họp có đại diện của hai bên tranh chấp. Trường hợp cần thiết có thể mời đại diện của cơ quan, tổ chức có liên quan tham dự cuộc họp.

+ Chủ tich UBND cấp huyện căn cứ vào pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được ký và các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác để xem xét quyết định giải quyết tranh chấp lao động.

+ Trong trường hợp các bên không đồng ý với quyết định của UBND cấ huyện hoăc hết thời hạn mà Chủ tịch UBND không giải quyết thì các bên có quyền yếu cầu Tòa án giải quyết.

Bước 3: Giải quyết tại Tòa án nhân dân

Điều kiện: Còn thời hiệu gải quyết tranh chấp (01 năm) kể từ khi phát hiện hành vi mà mỗi bên cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Nội dung:

+ Việc giải quyết tranh chấp lao động về quyền tại tòa theo trình tự, thủ tục tố tụng quy định quy định tại Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015

+ Cơ quan giải quyết thường là Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra tranh chấp. • Thủ tục giải quyết TCLĐ tập thể về lợi ích

Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động bao gồm: tranh chấp lao động phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể hoặc khi một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn luật định.

Về thẩm quyền , khoản 1 Điều 195 BLLĐ 2019 quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích thuộc về hòa giải viên lao động và hội đồng trọng tài lao động.

Về trình tự thủ tục, tranh chấp lao động tập thể có trình tự thử tục giải quyết gồm 2 bước đó là:

Bước 1: Hòa giải tại hòa giải viên lao động

+ Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích tại hòa giải viên lao động tương tự như thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, tập thể về quyền.

+ Kết quả của bước hào giải này là biên bản hòa giải thành hoặc biên bản hòa giải không thành.

+ Trường hợp biên bản hòa giải thành, biên bản hòa giải có giá trị pháp lí như thảo ước lao động tập thể tại doanh nghiệp.

+ Trong trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải mà hòa giải viên không tiến hành hòa giải hoặc một trong hai bên không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì có quyền lựa chọn một trong 2 phương thức yêu cầu hội đồng trọng tài giải quyết hoặc tổ chức đại diện NLĐ tiến hành đình công.

Bước 2. Giải quyết tranh chấp lao động tại hội đồng trọng tài lao động

+ Về cơ sở pháp lí được quy định tại Điều 196 và Điều 197 BLLĐ 2019.

+ Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu hội đồng trọng tài giải quyết, trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp ban trọng tài lao động phải được thành lập và trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập, ban trọng tài phải ra quyết định giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên.

+ Trong trường hợp hết thời hạn quy định mà ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc không ra quyết định về vụ việc trong thời hạn luật định hoặc NSDLĐ không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của ban trọng tài, thì tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp có quyền yêu cầu tiến hành thủ tục đình công.

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết Luật lao động (Trang 128 - 131)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w