Các cơ quan QLNN về lao động

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết Luật lao động (Trang 107 - 108)

Theo quy định tại Điều 213 BLLĐ năm 2019, thẩm quyền quản lý nhà nước về lao động bao gồm các cơ quan sau đây.

1. Chính phủ

Hiện nay, chức năng quản lý nhà nước của Chính phủ được quy định trong Luật Tổ chức chính phủ năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016). Trong việc thực hiện các chính sách lao động xã hội, Chính phủ có quyền hạn: “Quyết định chính sách cụ thể nhằm phát triển nguồn nhân lực; hướng nghiệp, tạo việc làm, cải thiện điều kiện làm việc; nâng cao năng suất lao động; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động; tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định”.

Cùng với các quyền hạn này, khoản 1 Điều 213 BLLĐ năm 2019 quy định: “Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi cả nước”. Quy định này thể hiện rõ ràng, Chính phủ là cơ quan quản lý nhà nước về lao động có thẩm quyền cao nhất. Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội và nhà nước về toàn bộ công tác quản lý nhà nước về lao động. Đồng thời Chính phủ có trách nhiệm xây dựng bộ máy có tình quyền lực nhà nước để phục vụ cho việc quản lý nhà nước về lao động.

Do hoạt động quản lý nhà nước về lao động mang tính chất hành chính nhà nước, vì thế Chính phủ và các cơ quan do Chính phủ thành lập sẽ sử dụng các biện pháp hành chính là chủ yếu nhằm thực thi nhiệm vụ của mình. Theo đó, hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về lao động thuộc

quyền chỉ đạo, điều hành của Chính phủ gồm: hệ thống các cơ quan chuyên ngành (cơ quan lao động) và hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và các địa phương.

2. Cơ quan lao động

Cơ quan lao động là cơ quan chuyên ngành, được tổ chức, chỉ đạo thống nhất từ trung ương tới địa phương với chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định.

Hiện nay, với tư cách chủ quản, cơ quan thuộc Chính phủ, ngoài việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động, Bộ Lao động – Thương bình và Xã hội còn thực hiện chức năng, nhiệm vụ thực thi các chính sách xã hội khác. Cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội bao gồm: 21 đơn vị quản lý nhà nước; 8 đơn vị sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước; 24 đơn vị sự nghiệp khác. Công tác quản lý nhà nước về lao động ở địa phương được thực hiện bởi ủy ban nhân dân các cấp. Tham mưu cho uytr ban nhân dân cấp tỉnh là sở lao động – thương binh và xã hội; tham mưu cho ủy ban nhân dân cấp huyện là phòng lao động, thương binh và xã hội. Đối với ủy ban nhân dân cấp xã trong hoạt độgn quản lý nhà nước về lao động, cơ quan này chỉ thực hiện các nhiệm vụ chung mà không có cơ cấu riêng biệt như cấp huyện và cấp tỉnh.

3. Các chủ thể khác

Công tác quản lý nhà nước về lao động không chỉ được thực hiện bởi các cơ quan quản lý chuyên môn thuộc ngành lao động thương binh và xã hội mà còn được thực hiện bởi các bộ, ban, ngành khác như: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn… Mỗi cơ quan đó trong phạm vi chức năng của mình sẽ tiến hành các hoạt động theo sự điều hành phản công của Chính phủ.

Ngoài ra, việc quản lý nhà nước về lao động còn được thực hiện bởi sự tham gia của tổ chức công đoàn Việt Nam và tổ chức đại diện của NSDLĐ. Cụ thể, công đoàn tham gia cũng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định; giám sát việc thực thi quy định của pháp luật về lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đằng của NLĐ. Tổ chức đại diện của NSDLĐ như: Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Liên mình hợp tác xã Việt Nam và các tổ chức đại diện của NBSDLĐ khác tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết Luật lao động (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w