Ký kết thỏa ước lao động tập thể

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết Luật lao động (Trang 29 - 30)

II. Thương lượng tập thể

3. Ký kết thỏa ước lao động tập thể

Điều kiện về chủ thể ký kết thỏa ước lao động tập thể

Nếu như quá trình thương lương tập thể có sự tham gia của nhiều người là đại diện của các bên NLĐ và NSDLĐ, thì khi kí kết thoả ước lao động tập thể, chỉ cần một người đại diện cho mỗi bên. Do phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện những cam kết trong thoả ước lao động tập thể nên người đại diện kí kết thoả ước lao động tập thể là người đứng đầu hoặc đại diện hợp pháp của mỗi bên được pháp luật quy định .

Tại Việt Nam, thỏa ước lao động tập thể được ký kết bởi đại diện hợp pháp của các bên thương lượng. Trường hợp thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp được tiến hành thông qua Hội đồng thương lượng tập thể thì được ký kết bởi Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể và đại diện hợp pháp của các bên thương lượng (Khoản 4 Điều 76 BLLĐ 2019)

Nội dung của thỏa ước lao động tập thể

Nội dung của thỏa ước lao động tập thể là các vấn đề mà các bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể và được ghi trong bản thỏa ước lao động tập thể.

Theo quy định của pháp luật, nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật; khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật (Khoản 2 Điều 75 BLLĐ 2019). Theo đó, nội dung thoả ước lao động tập thể phải bảo đảm ba điều kiện:

- Thứ nhất, nội dung thoả ước lao động tập thể phải thuộc các nội dung thương lượng tập thể. - Thứ hai, nội dung thoả ước lao động tập thể không trái với quy định của pháp luật và khuyến khích có lợi hơn cho NLĐ so với quy định của pháp luật. Nghĩa là, các quyền lợi của NLĐ phải bằng hoặc cao hơn những quy định tối thiểu các nghĩa vụ phải bằng hoặc thấp hơn các quy định tối đa trong hành lang BLLĐ quy định.

- Thứ ba, nội dung thoả ước lao động tập thể phải được đa số (trên 50%) người lao động hoặc thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện NLĐ biểu quyết tán thành.

Thủ tục ký kết thỏa ước lao động tập thể

Trước khi ký kết thỏa ước lao động tập thể, các bên phải tiến hành thương lượng tập thể. Ngoài ra, nội dung đạt được trong quá trình thương lượng tập thể phải được đa số người lao động hoặc đại diện của người lao động được lấy ý kiến biểu quyết tán thành. Tùy vào loại thỏa ước lao động tập thể mà pháp luật quy định cụ thể số người của tập thể lao động hoặc số đại diện tham gia biểu quyết. Thời gian, địa điểm và cách thức lấy ý kiến biểu quyết đối với dự thảo thoả ước lao động tập thể do tổ chức đại diện NLĐ quyết định nhưng không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp tham gia thương lượng.

Khi đủ điều kiện, chủ thể có thẩm quyền kí vào bản thoả ước lao động tập thể. Sau khi thỏa ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động phải công bố cho người lao động của mình biết (Điều 76 BLLĐ 2019).

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thoả ước lao động tập thể được ki kết, người sử dụng lao động tham gia thoả ước phải gửi 01 bản thoả ước lao động tập thể đến cơ quan chuyên môn vẽ lao động thuộc uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính (Điều 77 BLLĐ 2019). Mục đích là để cơ quan nhà nước có thẩm quyền nắm bắt được việc thực hiện pháp luật lao động cũng như thực hiện quản lí lao động đối với đơn vị kỉ kết thoả ước lao động tập thể, giúp phòng ngon và hạn chế vi phạm PL LĐ.

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết Luật lao động (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w