Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu và cách xử lý

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết Luật lao động (Trang 31)

II. Thương lượng tập thể

5. Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu và cách xử lý

Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu

Thoả ước lao động tập thể vô hiệu được hiểu là thỏa ước lao động tập thể có một hoặc một số nội dung hoặc toàn bộ bản thỏa ước trái pháp luật. Theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu trong hai trường hợp:

- Vô hiệu từng phần khi một hoặc một số nội dung trong thỏa ước trái pháp luật nhưng không làm ảnh hưởng đến các nội dung còn lại.

- Còn TƯLĐTT vô hiệu toàn bộ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Có toàn bộ nội dung trái pháp luật;

+ Người ký kết không đúng thẩm quyền;

+ Không tuân thủ đúng quy trình thương lượng, ký kết TƯLĐ tập thể (Điều 86 BLLĐ 2019).

Xử lý thỏa ước lao động tập thể vô hiệu

Việc tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân. Khi thỏa ước lao động tập thể bị tuyên bố vô hiệu thì quyền, nghĩa vụ, lợi ích của các bên ghi trong thỏa ước tương ứng với toàn bộ hoặc phần bị tuyên bố vô hiệu được giải quyết theo quy định của pháp luật và các thỏa thuận hợp pháp trong hợp đồng lao động (Điều 87, 88). Cụ thể cách xử lý:

- Vô hiệu từng phần: phần đó bị vô hiệu - Vô hiệu toàn bộ :

+ Toàn bộ nội dung trái pháp luật: vô hiệu toàn bộ => không thể sửa đổi

+ Chủ thể ký kết không đúng thẩm quyền : cơ quan cấp trên hướng dẫn để tiến hành ký kết lại => có thể sửa đổi, bổ sung.

+ Không theo đúng quy trình thương lượng tập thể : được hướng dẫn để ký lại => có thể sửa đổi, bổ sung.

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết Luật lao động (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w