Trách nhiệm vật chất

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết Luật lao động (Trang 102 - 106)

1. Khái niệm và căn cứ áp dụng

Khái niệm

Trách nhiệm vật chất trong luật lao động được hiểu là trách nhiệm pháp lý do NSDLĐ áp dụng đối với NLĐ bằng cách bắt họ phải bồi thường những thiệt hại về tài sản do hành vi vi phạm kỷ luật lao động gây ra.

Đặc điểm

Thứ nhất, trách nhiệm vật chất trong luật lao động chỉ áp dụng đối với một bên của quan hệ lao động đó là NLĐ làm công ăn lương theo hợp đồng lao động.

Thứ hai, trách nhiệm vật chất chỉ phát sinh trong trường hợp NLĐ thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động mà có hành vi vi phạm các quy định của nội quy lao động dẫn đến thiệt hại về tài sản, vật chất của NSDLĐ.

Thứ ba, trách nhiệm vật chất do NSDLĐ áp dụng với NLĐ.

Thứ tư, tài sản bị thiệt hại thuộc quyền quản lý, sử dụng, bảo quản, lưu giữ hoặc chế biến.... của NLĐ dựa trên chức năng, nhiệm vụ của NLĐ hoặc hợp đồng trách nhiệm.

Căn cứ áp dụng trách nhiệm vật chất

• Có hành vi vi phạm kỷ luật lao động:

Vi phạm kỷ luật lao động không có nghĩa là không hoàn thành nghĩa vụ được giao hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đó mà còn được thể hiện ở góc độ NLĐ không có trách nhiệm đầy đủ trong việc thực hiện nghĩa vụ lao động và do đó dẫn đến thiệt hại về tài sản của NSDLĐ. Trong thực tế, nghĩa vụ lao động của từng NLĐ phụ thuộc vào vị trí của mỗi người trong quá trình tổ chức lao động, vào sự phân công của NSDLĐ và các quy định của pháp luật đối với các hoạt động khác nhau trong xã hội. Vì vậy, khi xác định căn cứ này NSDLĐ không thể kết luận chung chung rằng NLĐ có hành vi vi phạm kỷ luật lao động, mà phải xác định rõ hành vi vi phạm và mức độ thiệt hại về tài sản mà NLĐ gây ra. NSDLĐ cần phải xác định một cách chính xác xem có những nghĩa vụ lao động cụ thể nào trong quan hệ lao động đó, trong đó có những nghĩa vụ nào họ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng; thời gian xảy ra vi phạm có nằm trong thời gian làm việc không; địa điểm xảy ra hành vi vi phạm kỷ luật có nằm trong phạm vi bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ lao động không.

• Có thiệt hại về tài sản cho NSDLĐ:

Đây là một yếu tố cấu thành cơ bản của trách nhiệm vật chất, là điều kiện được coi là bắt buộc và quyết định việc có phát sinh bồi thường theo trách nhiệm vật chất hay không. Thông thường, sự thiệt hại về tài sản của NSDLĐ là sự giảm bớt số lượng hoặc giá trị của tài sản đó. Xác định căn cứ này là tìm ra tài sản bị thiệt hại là gì, tài sản đó bị hư hỏng hay bị mất, số lượng và giá trị của sự thiệt hại là bao nhiêu. Thiệt hại là một căn cứ quan trọng để áp dụng trách nhiệm vật chất. Bởi mục đích quan trọng của trách nhiệm vật chất là khôi phục lại tài sản cho NSDLĐ. Để có thể khôi phục lại thì phải có thiệt hại thực tế xảy ra.

• Có quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm kỷ luật lao động và thiệt hại tài sản:

Xác định quan hệ nhân quả này là quá trình chứng minh rằng sự thiệt hại tài sản của NSDLĐ do hành vi vi phạm kỷ luật lao động gây ra; hành vi vi phạm kỷ luật lao động của NLĐ là nguyên nhân, còn thiệt hại về tài sản là kết quả tất yếu của nguyên nhân đó. Nếu giữa hành vi vi phạm kỷ luật lao động và thiệt hại tài sản xảy ra không có mối liên hệ nhân quả này thì người vi phạm không phải bồi thường. Xem xét mối quan hệ này, ngoài ý nghĩa làm căn cứ áp dụng trách nhiệm vật chất,

còn có ý nghĩa xác định mức bồi thường thiệt hại. Trong thực tế, một nguyên nhân có thể làm phát sinh nhiều hậu quả. Hay một hậu quả có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Để đánh giá chính xác mối quan hệ nhân quả, cần phải đánh giá, xem xét diễn biến sự việc trong mối liên hệ sau:

Thứ nhất, hành vi vi phạm kỷ luật lao động phải xảy ra trước hậu quả thiệt hại tài sản về mặt thời gian;

Thứ hai, hành vi vi phạm kỷ luật lao động độc lập trong mối liên hệ với các sự kiện, hiện tượng khác, phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả thiệt hại tài sản;

Thứ ba, đối với hậu quả thiệt hại vật chất đã xảy ra phải chắc chắn rằng, đó là sự hiện thực hóa khả năng thực tế làm phát sinh hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

• Lỗi của người vi phạm:

Xác định lỗi của người vi phạm là xác định một căn cứ quan trọng để áp dụng trách nhiệm vật chất. Trong trách nhiệm vật chất của NLĐ, lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi vi phạm kỷ luật lao động gây thiệt hại đến tài sản của NSDLĐ. Nếu có lỗi người gây thiệt hại mới phải bồi thường; không có lỗi mặc dù có đầy đủ 3 căn cứ trên thì cũng không đủ điều kiện để áp dụng chế độ trách nhiệm vật chất. Đó là trường hợp NLĐ có làm thiệt hại đến tài sản NSDLĐ nhưng do tác động của các điều kiện khách quan không thể lường trước được hoặc vượt quá mức khắc phục của họ. Như vậy, họ không có lỗi và cũng không phải chịu trách nhiệm vật chất. Trường hợp nhiều người có lỗi cùng gây ra một thiệt hại thì phải căn cứ vào nghĩa vụ lao động cụ thể của từng người và các điều kiện của họ để xác định mức độ lỗi của cá nhân mỗi người một cách chính xác.

2. Mức bồi thường, cách thức bồi thường

Theo điều 129 BLLĐ năm 2019, việc bồi thường những thiệt hại về tài sản NLĐ và NSDLĐ được quy định như sau:

- NLĐ làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp thì phải bồi thường theo quy định pháp luật hoặc nội quy lao động của NSDLĐ. Trường hợp NLĐ gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do chính phủ công bố được áp dụng tại nơi NLĐ làm việc thì phải bồi thường nhiều nhất ba tháng lương và bị khấu trừ hàng tháng vào lương, mỗi tháng không quá 30% lương hàng tháng.

- NLĐ làm mất dụng cụ, thiết bị, làm mất các tài sản khác do doanh nghiệp giao hoặc tiêu hao vật tư quá mức quy định cho phép thì phải bồi thường một phần hay toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp bất khả kháng ( thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, thảm họa…) mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường. Việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, mức thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của NSDLĐ.

QUẢN LÝ NN VÀ THANH TRA NN VỀ LAO ĐỘNG, XỬ PHẠT VI PHẠM PLLĐI. Khái niệm vai trò của quản lí NN về LĐ I. Khái niệm vai trò của quản lí NN về LĐ

1. Khái niệm, đặc điểm của quản lí nn về lao động

Khái niệm

Dưới góc độ kinh tế-xã hội, quản lí nhà nước về lao động được hiểu là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, thông qua bộ máy nhà nước và bằng pháp luật, tác động lên các chủ thể của quan hệ lao động (NLĐ, đơn vị sử dụng lao động và các tổ chức đại diện của họ) nhằm điều chỉnh và hướng hành vi của các chủ thể này diễn ra phù hợp với lợi ích chung, trên cơ sở bảo đảm quyền, lợi ích của các bên QHLĐ.

Dưới góc độ pháp luật lao động, quản lý nhà nước về lao động là chế định quan trọng của luật lao động, bao gồm tổng thể các quy định của nhà nước về nội dung, thẩm quyền quản lí nhà nước về lao động, thanh tra nhà nước trong lĩnh vực lao động, xử phạt vi phạm pháp luật lao động, giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động nhằm bảo đảm quyền, nghĩa vụ lợi ích của các bên QHLĐ.

Đặc điểm

- Chủ thể của hoạt động quản lí nhà nước về lao động

Xuất phát từ chức năng, trách nhiệm và sự cần thiết nhằm duy tỉ quyền lực của nhà nước cũng như yêu cầu của xã hội, nhà nước nắm quyền quản lý lao động. Nhà nước có quyền hoạch định các chính sách về lao động, ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật thông qua hệ thống các cơ quan hành chỉnh nhà nước. Hay nói cách khác, thông qua hệ thống các cơ quan do mình lập ra và bảng pháp luật do mình ban hành, nhà nước thực hiện các hoạt động quản lí đối với các chủ thể của quan hệ lao động, nhằm điều chỉnh và hướng hành vi của các chủ thể này diễn ra phù hợp với lợi ích chung của xã hội, trong đó có lợi ích của nhà nước.

- Đối tượng và phạm vi quản lý nhà nước về lao động

Đối tượng và phạm vi quản lí nhà nước về lao động rộng lớn.

+ Đối tượng quản lý nhà nước về lao động bao gồm các chủ thể của quan hệ lao động là NLĐ, các đơn vị sử dụng lao động động, tổ chức đại diện của NLĐ, tổ chức đại diện của NSDLĐ.

+ Phạm vi quản lý nhà nước về lao động bao gồm các quan hệ lao động trong phạm vi quốc gia.

Mọi NLĐ Việt Nam, mọi đơn vị sử dụng lao động ở Việt Nam và các tổ chức đại diện của NLĐ, của NSDLĐ khi tham gia quan hệ lao động đều chịu tác động của quản lý nhà nước về lao

động. Từ đó có thể thấy rằng, đối tượng và phạm vi quản lý nhà nước về lao động rộng lớn hơn rất nhiều so với đối tượng và phạm vi quản lý lao động của NSDLĐ.

- Nội dung quản lí nhà nước về lao động

Nội dung quản lý nhà nước về lao động bao gồm các nội dung pháp lí chung về phát triển lực lượng lao động xã hội, về các vấn để liên quan đến quan hệ lao động, điều kiện lao động, điều kiện sử dụng lao động cũng như các vấn đề về đảm bảo cho sự duy trì, ổn định quan hệ lao động ở các đơn vị sử dụng lao động trong phạm vi cả nước. Theo đó, nội dung quản lý nhà nước về lao động không chỉ mang tính định hướng, khái quát ở tầm vĩ mô mả còn bao gồm cả những hoạt động cụ thể, nhằm tạo cơ sở cho sự phát triển ổn định, hài hoà quan hệ lao động trong các đơn vị sử dụng lao động.

- Biện pháp quản lí nhà nước về lao động

Biện pháp quản lý nhà nước về lao động bao gồm nhiều biện pháp và hình thức khác nhau, song chủ yếu là các biện pháp hành chỉnh, kinh tế, pháp lí và các hình thức, chỉ đạo, điều hành, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lívi phạm...

- Mục đích quản lí nhà nước về lao động

Mục đích của quản lý nhà nước về lao động là nhằm bảo đảm thực thi một cách hiệu quả các quy định của pháp luật lao động trên thực tế, tạo môi trường pháp lí ổn định giúp các quan hệ lao động phát triển hài hoà, ổn định Từ đó bảo đảm quyền và lợi ích của các bên tham gia quan hệ lao động và các chủ thể khác, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

2. Vai trò

- Định hướng chính sách lao động

- Tạo khung pháp lí và môi trường lao động bình đẳng cho các chủ thể tham gia QHLĐ - Bảo đảm việc thực hiện PLLĐ

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết Luật lao động (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w