II. Giải quyết tranh chấp lao động
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động
Căn cứ Điều 187 BLLĐ 2019 về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và Điều 191, Điều 195, BLLĐ 2019 về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể thì tuy rằng việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và tập thể có khác nhau về trình tự, thủ tục nhưng về cơ bản có các cá nhân, tổ chức, cơ quan sau có thẩm quyền giải quyết.
Hoà giải viên lao động
Theo quy định tại khoản 1 Điều 184 Bộ luật lao động năm 2019, “Hòa giải viên lao động là người do chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm để hòa giải tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề; hỗ trợ phát triển quan hệ lao động". Hoà giải viên lao động có thẩm quyền hoà giải tất cả các hanh chấp lao động, bao gồm cả tranh chấp lao động cá nhân, tập thể và tranh chấp phát sinh từ quan hệ liên quan đến quan hệ lao động.
So với BLLĐ năm 2012, hoà giải viên lao động cũng có thêm thẩm quyền hỗ trợ phát triển QHLĐ tại địa phương. Quy định tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, chế độ, điều kiện hoạt động và việc quản lí hòa giải viên lao động; thẩm quyền, trình tự, thủ tục cử hòa giải viên lao động do chính phủ quy định trong các văn bản hướng dẫn (Khoản 2 Điều 184 BLLĐ 2019).
Hòa giải viên lao động phải có những tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật và được bổ nhiệm, miễn nhiệm theo trình tự thủ tục luật định; có chế độ, điều kiện hoạt động, việc quản lí hòa giải viên lao động phải theo quy định của pháp luật. Và cụ thể tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP tại các Điều 92, 93, 94, 95, 96, 97 có quy định rõ về các vấn đề này.
Các vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của hòa giải viên lao động. Căn cứ quy định tại Điều 187, 191 và Điều 195 Bộ luật lao động năm 2019 hòa giải viên lao động có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Ngoại trừ một số tranh chấp lao động cá nhân không bắt buộc thông qua hòa giải viên lao động (Theo khoản 1 Điều 188 Bộ luật lao động 2019)
Hội đồng trọng tài lao động
- Khái niệm:
• Dưới góc độ phương thức giải quyết tranh chấp lao động, trọng tài lao động được coi là phương thức giải quyết tranh chấp mà trong đó bên thứ 3 trung lập (trọng tài viên hoặc hội đồng trọng tài) sẽ đứng ra phân xử vụ tranh chấp theo yêu cầu của các bên hoặc theo quy định của PL. Phán quyết của trọng tài có giá trị ràng buộc đối với các bên tranh chấp
• Dưới góc độ hành vi, trọng tài lao động là hoạt động của trọng tài viên hoặc hội đồng trọng tài nhằm giải quyết tranh chấp lao động khi được các bên yêu cầu hoặc phải giải quyết vụ tranh chấp lao động theo quy định của PL quốc gia
• Dưới góc độ tổ chức, trọng tài lao động là trọng tài viên duy nhất hoặc hội trọng tài được thành lập, tỏ chức và hoạt động để thực hiện chức năng giải quyết các vụ việc về lao động mà chủ yếu là các tranh chấp lao động theo yêu cầu của PL
• Dưới góc độ thể chế, trọng tài lao động bao gồm tổng thể các QPPL do NN ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, nguyên tắc hoạt động, trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp lao động… của trọng tài lao động
- Đặc điểm:
• Trọng tài lao động được tổ chức đơn giản và gọn nhẹ, do NN thành lập hoặc do các cá nhận tự tổ chức theo quy định của PL bao gồm: chủ tịch, thư kí và các trọng tài viên. Trọng tài lao động cũng có thể là trọng tài viên duy nhất hoặc hội đồng gồm 3 người do các bên tranh chấp lựa chọn hoặc do cơ quan NN có thẩm quyền chỉ định.
• Trọng tài lao động có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động
• Trọng tài lao động là hình thức tài phán lao động theo thủ tục đơn giản và linh hoạt • Phán quyết của trọng tài lao động có tính xã hội pháp lí
Theo Điều 185 BLLĐ năm 2019 thì hội đồng trọng tài lao động được thành lập theo quyết định của chủ tịch UBND cấp tỉnh gồm chủ tịch hội đồng, thư kí hội đồng và các trọng tài viên lao
động . Số lượng thành viên hội đồng trọng tài lao động do chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, ít nhất là 15 người, bao gồm số lượng ngang nhau do các bên đề cử theo thành phần cơ chế ba bên.
Theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP tại Điều 98 thì tiêu chuẩn của trọng tài viên phải đáp ứng những điều kiện
Hội đồng trọng tài lao động có thẩm quyền giải quyết tất cả các loại tranh chấp lao động trên cơ sở sự thương lượng, đồng thuận của các bên tranh chấp. Pháp luật hiện hành đảm bảo quyền tự do lựa chọn trọng tài giải quyết tranh chấp bằng việc cho phép đại diện mỗi bên tranh chấp được chọn 1 trọng tài viên trong danh sách, các trọng tài viên được lựa chọn thống nhất chọn một trọng tài viên khác làm trưởng ban trọng tài lao động. Ban trọng tài lao động làm việc theo “nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số” trừ trường họp các bên tranh chấp cùng lựa chọn một trọng tài viên để giải quyết tranh chấp lao động thì chỉ gồm 1 trọng tài viên lao động đã được lựa chọn.
Bên cạnh đó, trách nhiệm của Hội đồng trọng tài lao động được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 101 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP.
Toà án nhân dân
Toà án với tư cách là cơ quan tài phán mang quyền lực nhà nước tiến hành giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự, thủ tục luật định và phán quyết được đảm bảo thi hành bằng cưỡng chế nhà nước, hệ thống toà án chuyên trách với đội ngũ thẩm phán có trình độ chuyên môn xét xử được thành lập. Toà chuyên trách được thành lập ở toà lao động, Toà án nhân dân cấp cao và toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Thẩm quyền của toà án trong việc giải quyết các tranh chấp lao quy định cụ thể tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thẩm quyền theo cấp, theo lãnh thổ và sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu. Về cơ bản, toà án có thẩm quyền giải quyết:
+Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên vận động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc ực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa ải theo quy định của pháp luật về lao động mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải, trừ các tranh chấp lao động không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải..
+Tranh chấp lao động cá nhân mà hai bên thỏa thuận lựa chọn lội đồng trọng tài lao động giải quyết nhưng hết thời hạn theo quy lịnh của pháp luật về lao động mà ban trọng tài lao động không lược thành lập, ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc một trong các bên không thi hành quyết định ,của ban trọng tài lao động thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết.
+Tranh chấp lao động tập thể về quyền theo quy định của pháp luật về lao động đã qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải không thành, hết thời hạn hòa giải theo quy định
của pháp luật về lao động mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc một trong các bên không thực hiện biên bản hòa giải thành thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết.