Đối tượng có quyền thành lập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở?

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết Luật lao động (Trang 32 - 33)

IV. Tổ chức đại diện cho người lao động tại cơ sở

2. Đối tượng có quyền thành lập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở?

Điều 13 Quyết định 174/QĐ-TLĐ quy định các đối tượng sau có quyền thành lập, gia nhập

công đoàn cơ sở như sau:

1. Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam, được thành lập ở một hoặc một số đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp, khi có từ 05 đoàn viên hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.

Như vậy, đối tượng có quyền thành lập công đoàn cơ sở gồm có: đoàn viên công đoàn hoặc người lao động (chưa là đoàn viên) tại doanh nghiệp. Đoàn viên công đoàn nôm na được hiểu là người lao động trong doanh nghiệp đã tham gia vào tổ chức công đoàn, có nhu cầu muốn thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp đang làm việc.

- Đối tượng có quyền thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp: Khoản 2 Điều 170 BLLĐ năm 2019 quy định về quyền thành lập, gia nhập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp như sau: “Người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định tại các điều 172, 173 và 174 của Bộ luật này”.

Quy định này không nhắc tới đối tượng "đoàn viên công đoàn" có quyền thành lập, gia nhập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Nếu đúng theo quy định pháp luật, nếu đoàn viên công đoàn cũng là người lao động tại doanh nghiệp thì họ hoàn toàn có quyền tham gia thành lập tổ chức này. Tuy nhiên, xem xét tới vai trò, trách nhiệm của đoàn viên công đoàn là xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh thì việc phát triển thêm đoàn viên, thành lập các tổ chức công đoàn cơ sở có lẽ vẫn là ưu tiên hàng đầu.

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết Luật lao động (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w