Khái niệm và đặc điểm

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết Luật lao động (Trang 27 - 28)

II. Thương lượng tập thể

1. Khái niệm và đặc điểm

Khái niệm

Tại khoản 1 Điều 75 BLLĐ 2019 quy định về khái niệm thỏa ước lao động tập thể như sau:

“Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản”.

Như vậy, về thực chất, thoả ước lao động tập thể là những quy định nội bộ của doanh nghiệp, trong đó bao gồm những thoả thuận giữa một bên là tổ chức đại diện NLĐ với một bên là NSDLĐ về những vấn đề liên quan đến quan hệ lao động. Bên NSDLĐ có thể là NSDLĐ hoặc đại diện tổ chức đại diện của NSDLĐ có đủ năng lực kỉ kết thoả ước lao động tập thể. Bên NLĐ thì bao giờ cũng là tổ chức đại diện người lao động. Trong đó, tổ chức đại diện NLĐ có thể là tổ chức công đoàn hoặc tổ chức do NLĐ cử ra.

Thỏa ước lao động tập thể là sản phẩm của quá trình thương lượng tập thể thành công và là kết quả cuối cùng của các bên đạt được khi cuộc thương lượng kết thúc. Thỏa ước lao động tập thể không có tính bắt buộc, nó được kí kết hay không hoàn toàn tùy thuộc vào kết quả của thương lượng tập thể.

Đặc điểm

- Thỏa ước lao động tập thể có tính hợp đồng:

Do được hình thành trên cơ sở của sự thương lượng và thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động nên thỏa ước lao động tập thể mang tính chất của một hợp đồng. Điều này

được thể hiện thông qua sự bàn bạc, thống nhất ý chí giữa các bên trong suốt quá trình thương lượng tập thể. Ngoài ra, tính hợp đồng còn thể hiện thông qua sự tự do ý chí, tự do định đoạt trong quá trình thương lượng tập thể. Không một ai có thể thay đổi đặc tính này của thỏa ước lao động tập thể, điều này có nghĩa là không ai có thể ép buộc các bên ký thỏa thuận khi chưa có sự ưng thuận.

- Thỏa ước lao động tập thể có tính quy phạm:

Tính quy phạm của thỏa ước lao động tập thể được thể hiện thông qua nội dung, thủ tục thương lượng tập thể, phạm vi và thời hạn áp dụng. Nội dung của thỏa ước lao động tập thể chứa đựng các quy phạm bắt buộc áp dụng đối với mọi người lao động trong phạm vi doanh nghiệp hoặc phạm vi ngành, kể cả những người lao động không đồng ý về nội dung đã thỏa thuận hoặc những người lao động vào làm việc trong đơn vị sau khi đã ký kết thỏa ước lao động tập thể mà thỏa ước lao động tập thể đang có hiệu lực. Trình tự ký kết thỏa ước lao động tập thể phải tuân theo quy trình thương lượng tập thể do pháp luật quy định và sau khi ký kết cần có những thủ tục do luật định. Sau khi ký kết, TƯLĐTT sẽ có hiệu lực toàn bộ đơn vị.

- Thỏa ước lao động tập thể mang tính tập thể:

Tính tập thể của thỏa ước lao động tập thể được thể hiện ở chủ thể đại diện thương lượng, kí kết và nội dung của thỏa ước. Chủ thể ký kết luôn là người đại diện cho một tập thể người lao động và nội dung của thỏa ước luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động đó.

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết Luật lao động (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w