Tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể và trình tự giải quyết tranh chấp lao động

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết Luật lao động (Trang 125 - 127)

lao động giải quyết nhưng hết thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động mà ban trọng tài lao động không được thành lập, ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc một trong các bên không thi hành quyết định của ban trọng tài lao động thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết.

+Tranh chấp liên quan đến lao động bao gồm: Tranh chấp về học nghề, tập nghề; tranh chấp về cho thuê lại lao động; tranh chấp về quyền công đoàn, kinh phí công đoàn; tranh chấp về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

+Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp + Các tranh chấp khác về lao động mà pháp luật có quy định.

Ngoài ra, thẩm quyền xét xử của toà án còn tuân theo các cấp, theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người có yêu cầu. Theo đó, toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp lao động cá nhân (Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015), toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp lao động tập thể và các yêu cầu lao động (Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).

III. Tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể và trình tự giải quyết tranhchấp lao động chấp lao động

1. Tranh chấp lao động cá nhân và trình tự giải quyết

Theo quy định tại Điều 179 Bộ luật Lao động năm 2019, tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động hoặc các quan hệ liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động như tranh chấp giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

Đặc điểm của tranh chấp lao động cá nhân

- Số lượng chủ thể tham gia tranh chấp.

Pháp luật hiện nay cũng không quy định bao nhiêu NLĐ tham gia thì quy về tranh chấp lao động cá nhân hay từ bao nhiêu NLĐ trở lên thì xếp vào loại tranh chấp lao động tập thể. Tuy nhiên, điểm đặc thù để phân biệt giữa hai loại tranh chấp này là số lượng chủ thể tham gia tranh chấp lao động tập thể sẽ gồm toàn bộ NLĐ trong đơn vị, phân xưởng hoặc công ty. Còn số lượng NLĐ tham gia tranh chấp lao động cá nhân chỉ là một người hoặc một số người trong tập thể mà thôi.

Không thể căn cứ vào số lượng NLĐ tham gia để xác định tranh chấp là loại nào. Vì nhiều trường hợp có thể một NLĐ tham gia nhưng lại là đại diện cho cả tập thể và có trường hợp nhiều NLĐ tham gia nhưng lại chỉ vì mục đích của riêng mình.

- Mục đích của tranh chấp lao động cá nhân

Thông thường, các tranh chấp này phát sinh do sự vi phạm nghĩa vụ của một hoặc cả hai bên trên cơ sở HĐLĐ đã giao kết. Các điều khoản về quyền, nghĩa vụ và chế độ phúc lợi bị xâm phạm, ảnh hưởng tới chủ thể trong hợp đồng nên các bên có thể tự giải quyết hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Mục đích của giải quyết tranh chấp là đòi quyền lợi cho cá nhân NLĐ hoặc NSDLĐ. Trong trường hợp số lượng NLĐ hoặc NSDLĐ tham gia nhiều nhưng mỗi người chỉ hướng tới mục đích cá nhân như có người đòi trả lương đúng hạn, có người đòi bồi thường thiệt hại khi bị sa thải, hoặc yêu cầu bồi thường do tự ý nghỉ việc,... Mục đích tranh chấp khác nhau, nên xác định là tranh chấp lao động cá nhân.

- Quy mô tranh chấp lao động cá nhân

Trên thực tế, tranh chấp lao động cá nhân tuy nhiều nhưng do chỉ phát sinh giữa một hoặc vài NLĐ, NSDLĐ nên quy mô những tranh chấp này thường nhỏ lẻ, đơn giản, không có tổ chức. Cá nhân hoặc nhiều cá nhân tham gia tranh chấp không có sự liên kết, thống nhất về ý chí và phần lớn là không cùng mục đích. Cho nên, về cơ bản mức độ ảnh hưởng của tranh chấp lao động cá nhân là không lớn. Tuy nhiên, nếu tranh chấp lao động cá nhân diễn ra thường xuyên hoặc có sự chuyển hoá thành tranh chấp lao động tập thể thì điều này không còn là vấn đề nhỏ nữa. Nên việc cấp thiết là dự đoán, xác định và giải quyết một cách triệt để, có hiệu quả tranh chấp lao động cá nhân, tránh gây ảnh hưởng, kích động tới các đối tượng khác đồng thời tránh việc chuyển hoá sang loại hình tranh chấp khác nghiêm trọng hơn.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân (Điều 180 BLLĐ 2019)

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân (Điều 187 BLLĐ 2019)

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo quy định của pháp luật

- Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

+ Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

+ Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là

09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

+ Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày

+ Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách

quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn quy định tại Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết Luật lao động (Trang 125 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w