Dấu hiệu cơ bản

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết Luật lao động (Trang 132 - 134)

- Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tại Hoà giải viên lao động

2. Dấu hiệu cơ bản

Đình công là biểu hiện bằng sự ngưng việc hoàn toàn (ngưng việc triệt để) của nhiều NLĐ:

Đình công biểu hiện trước hết là sự ngừng việc của NLĐ. Sự ngừng việc này có nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau nhưng ở các nước, quyền đình công thường được biểu hiện là sự ngừng việc triệt để, tức là ngừng việc hoàn toàn của bản thân NLĐ khi lẽ ra họ phải thực hiện công việc theo hợp đồng lao động, thỏa ước tập thể, theo quy chế của nơi làm việc mà không được sự đồng ý của NSDLĐ. Vì vậy, tất cả những sự ngừng việc không triệt để như nghỉ việc lẻ tẻ, làm việc cầm chừng, lơ là nhằm đối với NSDLĐ không được xác định là đình công. Việc lãn công không được thừa nhận và bị coi là hành vi vi phạm kỷ luật lao động, bị NSDLĐ xử lý theo quy định của kỷ luật lao động. Tuy nhiên cũng cần phân biệt đình công với việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Đình công là việc NLĐ tạm thời không thực hiện nghĩa vụ lao động với mục đích tạo sức ép để NSDLĐ đáp ứng yêu sách của mình. Nếu yêu sách được đáp ứng họ sẽ ngay lập tức trở về làm việc ngay. Như vậy, sự phản ứng của NLĐ thông qua sự ngừng việc hoàn toàn là dấu hiệu cơ bản để nhận diện đình công.

Đình công có sự tự nguyện của NLĐ

Tập thể lao động tiến hành đình công phải xuất phát từ tự giác, tự nguyện của mỗi NLĐ. Khi nào họ thấy cần lên tiếng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình thì họ sẽ thể hiện ý chí đó qua hành động cụ thể. Mọi sự cưỡng ép, lừa dối NLĐ tham gia đình công đều bị coi là những hành vi bất hợp pháp. Tùy theo mức độ vi phạm, người có hành vi ép buộc người khác đình công phải bồi thường thiệt hại, bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đình công hiện tượng mang tính tập thể và do tập thể NLĐ tiến hành

Sự ngừng việc đình công phải do nhiều NLĐ tiến hành, đây chính là sự phản ứng tập thể của NLĐ. Sự tham gia của tập thể NLĐ vừa là một trong những biểu hiện bên ngoài của đình công, vừa là dấu hiệu không thể thiếu của đình công. Tính tập thể ở đây thể hiện thông qua hành vi ngừng việc của nhiều người với cùng một động cơ, mục đích giống nhau, cùng nhau phối hợp một cách chặt chẽ, đồng bộ và có hiệu quả trong quá trình đình công nhằm mục đích gây sức ép đối với NSDLĐ. Như vậy, tính tập thể của một cuộc đình công phải đồng thời thể hiện ở hai dấu hiệu là có sự tham

gia của nhiều NLĐ và giữa họ có sự liên kết mật thiết, cùng ngừng việc vì mục tiêu chung, phản ánh được ý chí, nguyện vọng chung của tất cả hoặc của đa số NLĐ trong đơn vị đó.

Đình công luôn có tính tổ chức:

- Sự ngừng việc này phải có sự phối hợp về mặt ý chí và tổ chức của những NLĐ. Nghĩa là sự ngừng việc này phải có sự chỉ đạo, tổ chức và lãnh đạo, điều hành chung của một cá nhân, một nhóm người hay sự phối hợp của cả tập thể NLĐ đó. Như vậy, từ khi khởi xướng, phát động đình công cho đến việc thực hiện các trình tự thủ tục khác hay trong quá trình giải quyết đình công đều phải có sự phối hợp của cả tập thể lao động trong ý chí và hành động.

- Pháp luật lao động nước ta chỉ thừa nhận đình công là hợp pháp khi do BCH Công đoàn cơ sở quyết định và lãnh đạo. Công đoàn là tổ chức duy nhất có quyền quyết định và lãnh đạo các cuộc đình công. Cụ thể “Ở nơi có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công phải do BCH Công đoàn cơ sở tổ chức và lãnh đạo. Ở nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công do tổ chức Công đoàn cấp trên tổ chức và lãnh đạo theo đề nghị của NLĐ”. Như vậy, sự ngừng việc của NLĐ, thậm chí của quá nửa số NLĐ mà không có tổ chức, quyết định của Công đoàn thì vẫn không được pháp luật công nhận là đình công hợp pháp. Dấu hiệu này thể hiện vai trò của Công đoàn trong quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ.

Mục đích của đình công là nhằm đạt được những yêu sách về quyền và lợi ích mà những

người thực hiện quan tâm.

NLĐ khi chọn giải pháp đình công gây sức ép cho NSDLĐ là tại vì họ có những đòi hỏi muốn được đáp ứng. Những yêu sách này có thể xuất phát từ những nhu cầu chính đáng, cũng có thể xuất phát từ những nguyện vọng khác. Đó có thể chỉ là những yêu cầu buộc NSDLĐ phải thực hiện những nghĩa vụ đã cam kết với NLĐ trước đó trong hợp đồng lao động hoặc trong thỏa ước lao động tập thể. Nhưng đó cũng có thể là những yêu sách đưa ra mà cả hai chưa có thỏa thuận với nhau trước đó và trong tình hình mới việc không đáp ứng những nhu cầu này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống NLĐ.

Chủ thể bị gây sức ép phải đáp ứng các yêu sách thông thường là NSDLĐ hoặc giới sử dụng lao động trực tiếp tham gia quan hệ với NLĐ tiến hành đình công. Song chủ thể đó cũng có thể là NSDLĐ ở một DN khác (trong các cuộc đình công ủng hộ - Đình công ủng hộ là cuộc đình công của những người công nhân không có yêu sách với NSDLĐ của họ nhưng đã nghỉ việc để hỗ trợ tinh thần của những công nhân đang đình công ở xí nghiệp khác hay ngành khác), thậm chí có thể là Nhà nước. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải quốc gia nào cũng thừa nhận các cuộc đình công của NLĐ nhằm gây sức ép tới tất cả các chủ thể trên đều được chấp nhận. Xuất phát từ quan điểm của từng quốc gia, khả năng quản lý xã hội của quốc gia đó mà không phải quốc gia nào cũng thừa nhận đình công ủng hộ hay đình công gây sức ép đối với Nhà Nước.

3. Phân loại

Theo quy định của pháp luật:

- Đình công hợp pháp: là cuộc đình công tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật. Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam đình công nếu không thuộc các trường hợp đình công bất hợp pháp là đình công hợp pháp.

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết Luật lao động (Trang 132 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w