CÔNG ĐOÀN VÀ VẤN ĐỀ ĐẠI DIỆN TTLĐ

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết Luật lao động (Trang 35 - 42)

IV. Tổ chức đại diện cho người lao động tại cơ sở

5. Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với tổ chức của NLĐ tại cơ sở

CÔNG ĐOÀN VÀ VẤN ĐỀ ĐẠI DIỆN TTLĐ

Câu 1. Phân tích khái niệm niệm đại diện lao động dưới góc độ pháp lí và 2 tiêu chí xác định hình thức thực hiện quyền đại diện lao động. Phân biệt với khái niệm tập thể lao động.

Khái niệm đại diện lao động dưới góc độ pháp lý:

Thứ nhất, sự ra đời, xuất hiện của tổ chức đại diện là như cầu có tính tự thân và tất yếu trong QHLĐ kể từ khi sức lao động được coi là hàng hóa và NLĐ với tư cách là người tự do đem nó ra trao đổi, mua bán trên thị trg. Nó k phải là kết quả từ ý chí của NN hay mong muốn chủ quan từ bất cứ ai.

Thứ hai, tổ chức đại diện trong QHLĐ về bản chất là tổ chức tự nguyện và vận hành theo cơ chế thành viên. Tuy nhiên, sự tự nguyện này chỉ thực sự tồn tại khi các cá nhân có cơ hội để lựa chọn và như vậy việc thừa nhận một thị trg lao động tồn tài nhiều tổ chức đại diện dường như là điều kiện thiết yếu và đương nhiên của gự do lựa chọn tổ chức đại diện

Thứ ba, để đảm bảo tính chân thực và hiệu quả của hoạt động đại diện trong QH với chủ thể khác trong cơ chế 2 bên hoặc 3 bên, tổ chức, đại diện k nên có những lệ thuộc vào bất kì đối tác nào, đặc biệt về phương tiện tổ chức hay tài chính.

 Đại diện các bên trong QHLĐ là sản phẩm của nền kinh tế thị trg, bao gồm các tổ chức độc lập của bên lao động và bên SDLĐ, được lập ra theo ý chí, nguyện vọng của cá nhân NLĐ và NSDLĐ nhằm thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ, duy trì và phát triển lợi ích của mỗi bên trong MQH của họ đối với nhau cx như với các chủ thể khác trong thị trường lao động.  Việc thực hiện quyền đại diện lao động được thông qua các hình thức:

• Dựa vào tính chất: lao động trực tiếp và lao động gián tiếp

- ĐDLĐTT: là hình thức mà tổ chức đại diện lao động tác động và có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của NLĐ: kí kết TƯLĐTT, thành viên hội đồng giải quyết tranh chấp lao động ...

- ĐDLĐGT:sự tham gia của tổ chức đại diện lao động chỉ có ảnh hưởng mang tính gián tiếp đến quyền và lợi ích của người lao động như hoạt động tổ chức, quản lí lao động, sản xuất kinh doanh, xử lí kỉ luật lao động...

• Dựa vào cơ sở phát sinh hình thức quyền đại diện:

- ĐD theo PL: thực hiện quyền đại diện trên cơ sở các quy định của PL-> tạo ra lợi thế lớn về địa vị và tư cách pháp lý cho tổ chức đại diện như: tham gia cùng các cơ quan hữu quan hoạch định, xây dựng chính sách, pháp luật về lĩnh vực lao động, kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật lao động...

- ĐD theo thỏa thuận: tổ chức (người) đại diện lao động thoả thuận, thương lượng vs các chủ thể khác (chủ yếu là NSDLĐ) nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến QHLĐ. Trong nền kinh tế thị trường phát triển ổn định, hệ thống tổ chức đại diện của các bên sẽ phát huy tác dụng lớn, bởi:

thứ nhất hình thức này được thiết lập trên cơ sở hiểu biết tin cậy và tôn trọng nhau vì vậy khả năng thực hiện rất cao; thứ hai, hình thức có tính mền dẻo, linh hoạt và tiếp cận trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế, mong muốn nhu cầu của các bên vì lợi ích của các bên cùng quan tâm.

Phân biệt với khái niệm TTLĐ:

Tập thể lao động là tập hợp có tổ chức của người lao động cùng làm việc cho một người sử dụng lao động hoặc trong một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của người sử dụng lao động.

Đại diện lao động là tổ chức (người) được thành lập hợp pháp, nhân danh tập thể (người) lao động nhằm xác lập quan hệ và thực hiện các hành vi nhất định để bảo vệ quyền, lợi ích của NLĐ

 Tập thể lao động là những người cùng nhau thực hiện công việc, trong điều kiện chung, theo quy chế quản lý và chế độ lao động chung.Tập thể lao động là tập hợp có tổ chức của NLĐ cùng làm việc trong phạm vi nhất định như: doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp, ngành.... Trong quá trình lao động sản xuất tập thể lao động cần có một tổ chức đại diện cho mình để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng thì khi đó xuất hiện đại diện lao động.

 Do đó đại diện lao động là hình thức thay mặt cho tập thể lao động để giải quyết và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Câu 2. Vị trí, vai trò, và chức năng của Công Đoàn

Khái niệm:

- CĐ là tổ chức được tạo thành bởi sự tham gia của các cá nhân NLĐ – đgl các thành viên, với mục đích là bảo vệ và thúc đẩy lợi ích của các thành viên của mình tại nơi làm việc.

- Tổ chức: Theo Đ9 Điều lệ Công đoàn VN năm 2013 về cấu trúc tổ chức của công đoàn VN thì Tổng liên đoàn LĐ VN là tổ chức thống nhất có các cấp cơ sở

+ Tổng Liên đoàn LĐ VN

+ Liên đoàn LĐ cấp tỉnh, thành phố và tương đương + Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở

+ Công đoàn cơ sở  Vị trí:

Theo quy định tại điều 10 HP 2013, điều 1 Luật CĐ 2012: Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động)

Vai trò: (điều 188 LLĐ 2012, điều 1 LCĐ 2012)

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên CĐ, NLĐ

- Tham gia thương lượng, ký kết và giám sát thực hiện TƯLĐTT, thang lương, bảng lương, định mức LĐ, quy chế trả lương, quy chế nội quy nơi làm việc.

- Đảm bảo quy chế dân chủ ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp - Tham gia hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động

- Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp

- Tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Chức năng:

- Đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ là chức năng cơ bản, trọng tâm. Mác từng nói: “tất cả những gì con người đấu tranh để giành đều dính liền vì lợi ích của họ”. Chính vì vậy, xuất phát từ thực tế nền kinh tế thì trường nước ta, chức năng này được xác định là chức năng quan trọng nhất, góp phần đảm bảo hài hòa quyền lợi của NLĐ mà vẫn tôn trọng quyền lợi của NSDLĐ thúc đẩy quan hệ lao động phát triển bền vững ổn định.

- Từ việc đảm bảo quan hệ lao động, thị trường lao động ổn định Công Đoàn góp phần phát triển kinh tế nhà nước thông qua chức năng quản lí kinh tế - xã hội, quản lí nhà nước bằng việc xây dựng và thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội, cơ chế quản lí, chủ trương, chính sách liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động.

- Chức năng thứ 3 có ý nghĩa rất quan trọng là chức năng giáo dục. Giáo dục của công đoàn là làm cho người lao động nhận thức được đầy đủ trách nhiệm của công dân, nâng cao ý thức phấn đấu, làm việc hiệu quả từ đó củng cố kỉ luật lao động, xây dựng ý thực tự nguyện, tự giác trong lao động.

1 Quyền hạn của công đoàn:

Quyền hạn của công đoàn là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của công đoàn được pháp luật thừa nhận và đảm bảo thực hiện với tư cách là chủ thể độc lập đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động

Quyền tham gia với cơ quan NN và đại diện của NSDLĐ thảo luận các vấn đề về quan hệ lao động:

Luật Công Đoàn 2012 quy định Công đoàn có quyền tham gia với cơ quan NN và đại diện của NSDLĐ thảo luận các vấn đề về quan hệ lao động như: Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lý kinh tế (Điều 11); Trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị xây dựng chính sách, pháp luật(Điều 12); tham dự các phiên họp, cuộc họp, kỳ họp và hội nghị (Điều 13)...

Quyền tham gia kiểm tra, giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật lao động

Điều 14 Luật Công đoàn 2012 có quy định về quyền tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức,doanh nghiệp “Tham gia phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về lao động công đoàn, cán bộ, công chức, viên chức, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chế độ, chính sách pháp luật khác có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của NLĐ, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp...”

Quyền hạn này của Công đoàn được thực hiện rộng rãi cả về phạm vi và đối tượng áp dụng:

- Về phạm vi: bao gồm tất cả các lĩnh vực liên quan đến QHLĐ như: HĐLĐ, kỉ luật LĐ, thời giờ làm việc và nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội...

- Về đối tượng bao gồm tất cả các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp... có thuê mướn, sử dụng lao động

- Về hình thức thực hiện, theo quy định tại điều 14 Luật Công đoàn 2012, Công đoàn có thể tự kiểm tra giám sát việc thi hành các quy định của PLLĐ hoặc tham gia, phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền thông qua các biện pháp:

+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin, tài liệu và giải trình những vấn đề có liên quan

+ Kiến nghị biện pháp sửa chữa thiếu sót, ngăn ngừa vi phạm, khắc phục hậu quả và xử lý hành vi vi phạm pháp luật

+ Trường hợp phát hiện nơi làm việc có yếu tố ảnh hưởng hoặc nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe NLĐ, Công đoàn có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cá nhân có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp khắc phục bảo đảm an toàn lao động, kể cả trường hợp phải tạm ngừng nghỉ hoạt động.  Quyền đại diện cho tập thể lao động đối thoại, thương lượng tập thể và kí kết thỏa ước lao

động tập thể với NSDLĐ

Đối thoại xã hội và thương lượng tập thể là cơ sở cho việc kí kết thỏa ước lao động tập thể- hình thức pháp lý của quan hệ lao động tập thể. Theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 10 luật công đoàn 2012, khoản 2 điều 63, khoản 1 điều 69, khoản 1 Điều 74 BLLĐ 2012, NĐ của Chính phủ số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 quy định chi tiết về khoản 3 Điều 63 BLLĐ về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nơi làm việc thì đại diện đối thoại, thương lượng tập thể và kí kết thỏa ước lao động tập thể là tổ chức công đoàn cơ sở hoặc tổ chức công đoàn cấp trên cơ sở. Khẳng định công đoàn là tổ chức đại diện lao động và tạo điều kiện thực hiện chức năng bảo vệ NLĐ. Là căn cứ pháp lý để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ, thể hiện mối quan hệ hợp tác, tôn trọng, đảm bảo sự ổn định, hài hoà của quan hệ lao động.

Quyền tham gia xây dựng nội quy (quy chế) lao động, xử lí kỉ luật lao động, trách nhiệm vật chất và chấm dứt HĐLĐ

Theo quy định tại khoản 3 điều 119: “Trước khi ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở” và theo khoản 3 điều 10 Luật Công đoàn 2012, công đoàn có quyền: “Tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động”. Như vậy, để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ, pháp luật thừa nhận quyền hạn này của công đoàn. Ngoài ra còn vì mục đích đảm bảo tính hợp lí và đúng đắn của các quy định nội bộ trong doanh nghiệp và đảm bảo cho tính khả thi cũng hiệu quả của quá trình quản lí lao động.

Khi vi phạm các quy định về nội quy lao động, NLĐ sẽ phải chịu hình thức kỉ luật tương ứng, nếu gây thiệt hại về tài sản còn có thể bồi thường trách nhiệm vật chất. Tuy nhiên, ngoài việc tôn trọng quyền quản lí lao động của NSDLĐ khi áp dụng hình thức kỉ luật lao động, trách nhiệm vật chất, công đoàn được phép tham gia xem xét theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 123 Luật lao

động 2012, để đảm bảo tính minh bạch rõ ràng trong quá trình xử lí cũng như tránh sự lạm quyền của NSDLĐ

Chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ là cán bộ công đoàn thì về mặt thủ tục phải trao đổi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành công đoàn cấp cơ sở trước khi chấm dứt. Nếu người SDLĐ vi phạm thủ tục này sẽ ảnh hướng đến tính hợp pháp của quyết định đơn phương chấm dứt.

Quyền đại diện tham gia trong việc giải quyết xung đột,tranh chấp lao động và các cuộc đình công

Tư cách đại diện và tham gia của công đoàn trong lĩnh vực này thể hiện ở những khía cạnh sau:

- Quyền tham gia giải quyết tranh chấp lao động (Điều 194 BLLĐ năm 2012): Các cơ quan giải quyết tranh chấp lao động như hòa giải viên lao động, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, hội đồng trọng tài và tòa án đều phải có sự tham gia của công đoàn với tư cách là một thành viên có địa vị pháp lý như các thành viên khác trong hội đồng.

- Quyền tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định tại điều 210 LLĐ 2012 và khoản 10 điều 10 LCĐ 2012

- Quyền khởi kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của TTLĐ theo quy định tại khoản 8 điều 10 LCĐ 2012

- Quyền đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động và người lao động trong trường hợp doanh nghiệp không trả được lương, các khoản nợ khác cho NLĐ, lâm vào tình trạng phá sản... theo quy định tại khoản 9 điều 10 LCĐ 2012

VIỆC LÀM

Câu 1. Nêu và phân tích khái niệm, các (3) yếu tố cấu thành việc làm và lấy ví dụ minh họa. Phân biệt khái niệm việc làm với khái niệm thất nghiệp.

Khái niệm

- Dưới góc độ kinh tế - xã hội:

Con người vì muốn thoả mãn nhu cầu riêng của bản thân mà tiến hành các hoạt động lao động khác nhau để kiếm sống. Điều này được thể hiện từ thời kì cổ đại cho tới nay. Trước kia con người

kiếm sống bằng việc săn bắn, hái lượm, tự kiếm thức ăn để nuôi sống bản thân thì bây giờ con người có thể hoạt động kiếm sống dựa vào sức lao động của mình và được trả công phù hợp. Và hoạt động kiếm sống nói chung của con người được gọi là việc làm. Song con người không sống đơn lẻ và hoạt động kiếm sống của con người cũng không đơn lẻ mà nằm trong tổng thể các hoạt động sản xuất của xã hội. Vì vậy bên cạnh ý nghĩa là vấn đề các nhân, việc làm còn là vấn đề của

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết Luật lao động (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w