Điều kiện thành lập tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết Luật lao động (Trang 33 - 34)

IV. Tổ chức đại diện cho người lao động tại cơ sở

3. Điều kiện thành lập tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở

Về thành viên:

Theo quy định tại Điều 13 Quyết định 174/QĐ-TLĐ công đoàn cơ sở được thành lập khi có từ 05 đoàn viên hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.

Còn đối với tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp, điều 174 BLLĐ năm 2019 quy định về số lượng thành viên của tổ chức tại thời điểm đăng ký phải có số lượng tối thiểu thành viên là NLĐ làm việc tại doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.

Về nơi thành lập:

Công đoàn cơ sở được thành lập trong các đơn vị sử dụng lao động gồm: Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; Hợp tác xã có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động; Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập hạch toán độc lập; Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam; Cơ quan tổ chức khác theo quy định pháp luật. Ngoài ra đối với trường hợp đơn vị

sử dụng lao động không đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở, hoặc theo nguyện vọng liên kết của người lao động, có thể thành lập công đoàn cơ sở ghép trong nhiều đơn vị sử dụng lao động.

Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, theo quy định tại Bộ luật Lao động tổ chức này được thành lập tại doanh nghiệp nơi người lao động là thành viên làm việc. Việc liên kết các tổ chức hoặc các đơn vị khác có quyền thành lập tổ chức này không hiện chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết.

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết Luật lao động (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w