Khái quát về tranh chấp lao động

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết Luật lao động (Trang 116 - 118)

VI. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động 1 Giải quyết khiếu nại về lao động

1. Khái quát về tranh chấp lao động

Định nghĩa:

Khoản 1 Điều 179 BLLD 2019: “Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động”

Đặc điểm của tranh chấp lao động:

- Đặc điểm về chủ thể: Tranh chấp lao động có hệ thống chủ thể riêng, bao gồm NLĐ, NSDL Đ, tập thể lao động, đại diện của người lao động và đại diện của NSDLĐ. Quan điểm về chủ thể tranh chấp lao động gồm cả đại diện của các bên thực ra chưa được công nhận chính thức và phổ biến ở Việt Nam. Theo quan niệm thông thường, sự tham gia của đại diện của hai bên của quan hệ lao động chỉ có ý nghĩa đại diện chứ không phải là chủ thể của tranh chấp.

Tuy nhiên trong thực tiễn có thể xảy ra tranh chấp giữa công đoàn một doanh nghiệp với chủ doanh nghiệp về việc ký kết thỏa ước lao động tập thể, trong mối quan hệ tranh chấp này, Công đoàn được pháp luật quy định, một mặt là đại diện của tập thể lao động, mặt khác có tư cách độc lập của một tổ chức xã hội. Công đoàn có thể dựa vào 1 trong 2 cách đó để yêu cầu chủ sử dụng lao động thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể. Tuy nhiên khi trực tiếp thương lượng để kí kết thỏa ước lao động tập thể thì công đoàn bắt buộc phải xuất hiện dưới vai trò là tổ chức đại diện cho tập thể lao động.

- Đặc điểm vè phạm vi tranh chấp: Tranh chấp lao động là loại tranh chấp xuất hiện, tồn tại trong phạm vi của quá trình lao động. Nếu chỉ đề cập tới quan hệ lao động giữa một NLĐ với chủ sở hữu lao động thông qua một HĐLĐ, với những nội dung nhất định là chưa đủ.

- Đặc điểm về nội dung tranh chấp : Tranh chấp lao động có nội dung khá đặc trưng, đó là những giá trị vật chất, tinh thần gắn liền với lao động, nói cách khác, đó là các quyền, lợi ích gắn với nghề nghiệp. Tòa án sẽ không chấp nhận việc đưa một khiếu kiện ngoài luồng giữa các bên của quan hệ lao động thành một vụ kiện lao động.

- Đặc điểm về ảnh hưởng xã hội : Tranh chấp lao động có sự ảnh hưởng rất lớn tới đời sống lao động và đời sống kinh tế-xã hội, đời sống chính trị. Tranh chấp lao động làm cho quan hệ lao động và các quan hệ khác trong quá trình lao động bị sửt mẻ, biến dạng, thậm chí bị phá vỡ. Nhiều vụ tranh chấp lao động đã dẫn các bên tham gia quan hệ đi đến chỗ tìm cách cắt đứt quan hệ lao động thay vì nỗ lực hàn gắn lại. Các tranh chấp lao động rất có thể dẫn đến các cuộc đình công của NLĐ trong một doanh nghiệp, cơ quan tổ chức. Các tranh chấp lao động có quy mô lớn dẫn đến đình công có thể làm xáo động các quan hệ kinh tế-xã hội khác. Có những tranh chấp lao động có thể gây ra những ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống chính trị của quốc gia và thậm chí là các vấn đề quốc tế có liên quan.

Phân loại

Theo tính chất của hệ thống chủ thể tham gia tranh chấp

- Tranh chấp lao động cá nhân được hiểu là tranh chấp giữa “cá nhân người lao động với người sử dụng lao động”. Người lao động sẽ tiến hành đòi quyền lợi cho bản thân mình, mục đích cá nhân là rõ ràng.

+ Về chủ thể: là giữa cá nhân NLĐ và NSDLĐ

+ Về nội dung: Quyền, nghĩa vụ của các bên trong QHLĐ cá nhân + Tính chất: đơn lẻ, cá nhân

Sự tham gia của công đoàn là hỗ trợ tư vấn và đại diện bảo vệ cho người lao động nếu người lao động yêu cầu.

- Tranh chấp lao động tập thể là tranh chấp giữa “tập thể lao động với người sử dụng lao động”. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 179 LLĐ 2019: “Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động”

+ Về chủ thể: là giữa cá nhân NLĐ và tập thể lao động

+ Về nội dung: Quyền, nghĩa vụ của các bên trong QHLĐ tập thể + Tính chất: mang tính tổ chức

Sự tham gia của công đoàn: đại diện cho 1 bên tranh chấp trong tranh chấp LĐ • Theo đối tượng tranh chấp

Tranh chấp lao động về quyền là sự xung đột về các vấn đề đã được quy định trong các văn bản pháp luật hoặc đã được các bên thỏa thuận, cam kết trong các HĐLĐ, thỏa ước lao động tập thể hoặc dưới các hình thức khác. Nói cách khác, tranh chấp về quyền là sự xung đột về những cái đã có hiệu lực

Tranh chấp lao động về lợi ích là tranh chấp về những vấn đề, những cái chưa được quy định hoặc chưa được thỏa thuận. Đó là những cái phát sinh bên ngoài những quy định, những thỏa thuận

đã và đang có giá trị. Nó thường biểu hiện là những yêu cầu mới nảy sinh. Vì vậy, có thể hiểu đó là sự xung đột về những cái chưa có hiệu lực.

Theo nội dung tranh chấp lao động

Dựa vào nội dung của tranh chấp lao động, các tranh chấp lao động gồm : tranh chấp về việc làm, tranh chấp về tiền lương và các khoản thu nhập, tranh chấp về điều kiện làm việc, tranh chấp về các khoản bồi thường do một bên bị thiệt hại, tranh chấp về giao kết, thực hiện, chấm dứt HĐLĐ, tranh chấp về kí kết-thực hiện-chấm dứt thỏa ước lao động tập thể, tranh chấp về các vấn đề liên quan đến hợp đồng học nghề, tranh chấp về những vấn đề liên quan đến quyền thành lập-gia nhập-hoạt động công đoàn, tranh chấp liên quan tới thái độ làm việc và cách ứng xử, hành xử trong lao động, tranh chấp xung quanh về việc xử lí kỷ luật lao động, xử lí bồi thường vật chất của NSDLĐ…Trong các loại tranh chấp lao động kể trên, theo thống kê của ngành TAND thì các tranh chấp chiếm tỉ lệ lớn thường là tranh chấp về đơn phương chấm dứt HĐLĐ và xử lí kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải.

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết Luật lao động (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w