Đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài:

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết Luật lao động (Trang 43 - 48)

IV. Tổ chức đại diện cho người lao động tại cơ sở

5. Đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài:

- Là 1 trong những hoạt động quan trọng nhằm giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề, tiếp nhận công nghệ tiên tiến cho NLD, góp phần phát triển nguồn nhân lực.

- NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo các hình thức:

+ Hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, với tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động trong lĩnh vực này

+ Hợp đồng với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu ở nước ngoài hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ở nước ngoài có đưa lđ đi làm việc ở nước ngoài.

+ Hợp đồng theo hình thức thực tập, nâng cao tay nghề

+ Hợp đồng do cá nhân NLĐ trực tiếp kí với NSDLĐ nước ngoài.

- Để được đi làm việc ở nước ngoài, NLĐ phải: có NLHVDS đầy đủ, tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài, có đủ sức khỏe, đáp ứng yêu cầu trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, kĩ thuật tay nghề và điều kiện khác theo yêu cầu của nước tiếp nhận lđ, được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết và không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo qđ của pháp luật VN.

- NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài được hưởng tiền lương, tiền công, thu nhập khác, các chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác quy định trong hợp đồng và điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế mà VIệt Nam kí kết hoặc tham gia.

**Ngoài các biện pháp hỗ trợ và giải quyết việc làm nói trên, Nhà nước còn có chính sách

+ khuyến khích NLĐ tự tạo việc làm, khuyến khích sử dụng lao động và tự do hợp đồng.

+ Nhà nước còn có chính sách đầu tư (trong nước và nước ngoài) nhằm phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho NLĐ.

+ Nhà nước thực hiện hàng loạt biện pháp khác như: chính sách dân số, phân bố dân cư, xóa đói giảm nghèo gắn với giải quyết việc làm, khai thác đất hoang đồi trọc, phát triển kinh tế trang trại...

HỌC NGHỀ, ĐÀO TẠO, BỒI THƯỠNG NÂNG CAO KỸ NĂNG NGHỀI. Khái niệm học nghề, đào tạo, bồi thường năng cao ký năng nghề I. Khái niệm học nghề, đào tạo, bồi thường năng cao ký năng nghề

1 Khái niệm

- Học nghề là chế định của Luật lao động, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, quy định về quyền học nghề; điều kiện của người học nghề; quyền dạy nghề; điều kiện của người dạy nghề; hợp đồng học nghề; quan hệ dạy và học nghề giữa hai bên; chính sách áp dụng đối với các cơ sở dạy nghề; vấn đề giải quyết việc làm cho người học nghề trong những trường hợp cụ thể…

- Quan hệ dạy và học nghề giữa cơ sở dạy nghề và người học nghề có thể được hình thành bằng một trong hai con đường: tuyển sinh theo chỉ tiêu tuyển sinh Nhà nước giao hoặc giao kết hợp đồng học nghề. Bộ luật lao động nước ta điều chỉnh quan hệ học nghề được thiết lập và duy trì bằng hình thức hợp đồng học nghề.

 Dưới góc độ PL LĐ, học nghề, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề là một chế định quan trọng, bao gồm tổng hợp các quy định của NN về học nghề và dạy nghề, trách nhiệm của NSDLĐ về đào tạo, bồi thường nâng cao trình độ, kỹ năng nghề của NLĐ

Đặc điểm

- Học nghề, đào tạo, bồi thường nâng cao kỹ năng nghề là một quá trình trong bị kiến thức và kỹ năng, nhất là kỹ năng thực hành nghề của người học về một nghề nào đó. Khả năng thành thạo nghề của người học tùy thuộc vào thời gian đào tạo, chất lượng đào tạo, ý thức học tập cũng như trình độ, kỹ năng của người dạy. Ngoài ra người học còn được trang bị về rèn luyện sức khỏe, tác phong,…

- Kỹ thuật nghề luôn gắn liền với lao động sx và trong mối liên hệ chặt chẽ vs việc làm. Được thực hiện với phương pháp vừa kết hợp lý thuyết với rèn luyện kỹ năng thực hành. Vì thế, quá trình học nghề, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề là quá trình học tập và rèn luyện, thực hành mà người học nghề/NLĐ tham gia trực tiếp vào quá trình sx kinh doanh.

- Mang tính chất của một học động dịnh vụ. Người học nghề phải trả phí đào tạo cho cơ sở dạy nghề để chi phí cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị,… Chi phí đào tạo nghề có thể do người học nghề hoặc NSDLĐ chi trả (trong TH này người học nghề phải phải cam kết làm việc cho NSDLĐ một thời gian nhất định).

- Được thực hiện có tính thường xuyên, liên tục. Xuất phát từ sự phát triển của kinh tế, cạnh tranh thị trg, đổi mới kiến thức,… hoạt động học nghề, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho NLĐ được đặt ngay từ khi tuyển dụng và trong suốt quá trình sử dụng lao động.

Phân loại theo mục tiêu của người học

Căn cứ vào mục tiêu của người học, có hai loại: học nghề để tự tạo việc làm và học nghề để tham gia quan hệ lao động.

Người học nghề có thể tham dự khóa học nghề ngắn hạn hoặc dài hạn ở bất kì cơ sở dạy nghề nào mà pháp luật không cấm để trang bị cho mình kiến thức của một nghề nhất định, tự tạo việc làm và thu nhập. Ngược lại, rất nhiều người học nghề với mục đích tìm kiếm việc làm bằng cách tham gia quan hệ lao động với một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp…trong hoặc ngoài nước

Phân loại theo cách thức tổ chức dạy và học nghề

Căn cứ vào cách thức tổ chức dạy và học nghề, có hai loại : học nghề được tổ chức thành lớp học và học nghề theo hình thức kèm cặp tại doanh nghiệp

- Học nghề được tổ chức thành lớp học thường thấy ở các cơ sở chuyên dạy nghề với số lượng người học nhiều. Quá trình học nghề được phân chia thành 2 phần: lí thuyết và thực hành. Kết thúc khóa học, người học sẽ được cấp bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của nhà nước

- Học nghề theo hình thức kèm cặp tại doanh nghiệp thường được tổ chức tại các cơ sở kinh doanh của các doanh nghiệp với số lượng người học ít. Thực chất đây là quá trình vừa học vừa làm của NLĐ, gắn với thực hành là chính. Giáo viên dạy nghề là người đang trực tiếp làm việc. Người học nghề theo hình thức này không được cấp chứng chỉ nghề sau khi học

Phân loại theo trình độ nghề

Theo trình độ nghề, có ba loại : học nghề trình độ sơ cấp, học nghề trình độ trung cấp cà học nghề trình độ cao đẳng

- Học nghề trình độ sơ cấp: diễn ra trong thời gian từ ba tháng đến dưới một năm nhằm trang bị cho người học kĩ năng thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề; đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho người học tìm kiếm việc làm, tự tạo việc làm hoặc có điều kiện học lên trình độ cao hơn. Nội dung tập trung vào năng lực thực hành nghề. Phương pháp dạy nghề phải chú trọng rèn luyện kĩ năng thực hành nghề và phát huy tính tích cực, tự giác của người học

Các cơ sở dạy nghề trình độ sơ cấp bao gồm: trung tâm dạy nghề; trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề có đăng kí trình độ sơ cấp; doanh nghiệp; hợp tác xã; cơ sở sản xuất kinh doanh… Người học nghề sơ cấp được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề theo quy định của pháp luật

- Học nghề trình độ trung cấp: từ một đến hai năm tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, từ ba đến bốn năm đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Nội dung dạy nghề trình độ trung cấp là tập trung vào năng lực thực hành các công việc của một nghề, nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo, đảm bảo tính hệ thống, cơ bản, phù hợp

với thực tiễn và sự phát triển của khoa học. Phương pháp dạy nghề phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành với trang bị kiến thức chuyên môn và phát huy tính tích cực, tự giác của người học nghề.

Cơ sở dạy nghề trình độ trung cấp bao gồm : trường trung cấp nghề; trường cao đẳng nghề có đăng kí trình độ trung cấp; trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, đại học có đăng kí dạy nghề trình độ trung cấp. Người học nghề sơ cấp được cấp bằng tốt nghiệp trung cấp theo quy định của pháp luật

- Học nghề theo trình độ cao đẳng diễn : diễn ra trong khoảng thời gian từ hai đến ba năm đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, từ một đến hai năm với người có bẳng tốt nghiệp trung cấp nghề cùng ngành nghề đạo tạo. Nội dung tập trung vào năng lực thực hành các công việc của một nghề, nâng cao kiến thức chuyên môn theo yêu cầu đào tạo của nghề, bảo đảm tính hệ thống, cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn và đáp ứng sự phát triển của khoa học công nghệ. Phương pháp dạy nghề phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành với trang bị kiến thức chuyên môn và phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, khả năng tổ chức làm việc theo nhóm của người học

Cơ sở dạy nghề trình độ cao đẳng bao gồm : trường cao đẳng nghề; trường cao đẳng, đại học có đăng kí dạy nghề trình độ cao đẳng. Người học nghề được cấp bẳng tốt nghiệp cao đẳng nghề theo quy định của pháp luật

3 Tầm quan trọng (GT/188,189) II. Nội dung

1 Trách nhiệm của NSDLĐ về đào tạo, bồi thường, nâng cao trình độ kỹ năng cho NLĐ

Theo Điều 60 Bộ luật lao động 2019:

Điều 60. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề

1. Người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch hằng năm và dành kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình; đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác cho mình.

2. Hằng năm, người sử dụng lao động thông báo kết quả đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”

Theo quy định trên, về cơ bản người sử dụng lao động có 02 trách nhiệm về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

NSDLĐ xây dựng kế hoạch hằng năm và dành kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, phát triển kỹ năng nghề cho NLĐ đang làm việc cho mình; đào tạo cho NLĐ trước khi chuyển làm nghề khác cho mình

NLĐ bắt buộc phải có hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, phát triển kỹ năng nghề cho NLĐ. Để đảm bảo cho các hoạt động này được diễn ra thường xuyên, liên tục trong các năm, NSDLĐ phải xây dựng kế hoạch hàng năm và dành kinh phí cho các hoạt động đào tạo này. Kế hoạch hàng năm về đào tạo của NSDLĐ có thể được xây dựng chung với các kế hoạch khác của NLĐ hoặc được xây dựng riêng. Kinh phí cho đào tạo được NSDLĐ trích ra từ số tiền của mình, không thu từ NLĐ.

Hằng năm, người sử dụng lao động thông báo kết quả đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Sau khi đã xây dựng kế hoạch hàng năm và trích kinh phí thì NSDLĐ phải tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề hàng năm. Để đảm bảo các hoạt động này chắc chắn được diễn ra, NSDLĐ phải thông báo kết quả đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND tỉnh. Thông báo kết quả này không chỉ có giá trị chứng minh NSDLĐ thực hiện được đầy đủ các hoạt động đào tạo cần thiết mà còn giúp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nắm rõ tình hình của NSDLĐ, NLĐ, đánh giá đúng về chất lượng lao động, việc làm trên thị trường lao động, trong các doanh nghiệp và NSDLĐ khác.

Như vậy, các trách nhiệm chung của NSDLĐ về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề là cách trách nhiệm nhằm đảm bảo NSDLĐ thực hiện các hoạt đồng này đối với NLĐ của mình. Do đó, có thể nói rằng Nhà nước chú trọng các hoạt động này và thúc đẩy hoạt động này vì sự phát triển của NLĐ nói riêng và xã hội nói chung.

2 Các hình thức học nghề, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề trong đơn vị SDLĐ (GT/193)

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết Luật lao động (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w