Khái niệm và vai trò

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết Luật lao động (Trang 93 - 95)

- Điều kiện (Điều 31, Luật bảo hiểm xã hội 2014) Chế độ ( Điều 32>37 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

1. Khái niệm và vai trò

Khái niệm

Dưới góc độ chung nhất (theo nghĩa rộng), kỷ luật lao động được hiểu là những quy tắc quy định hành vi cá nhân của NLĐ mà đơn vị sử dụng lao động xây dựng dựa trên cơ sở pháp luật hiện hành, chuẩn mực đạo đức xã hội và yêu cầu đặc thù của hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm tạo ra một khuôn khổ, trật tự làm việc nhất định buộc mọi người phải tuân theo trên tinh thần hợp tác và nếu có sự vi phạm thì sẽ phải gánh chịu hình thức kỷ luật tương ứng.

Dưới góc độ pháp lý (theo nghĩa hẹp), cụ thể theo Điều 117 BLLĐ năm 2019 quy định: “Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định”

Vai trò

- Thứ nhất, đối với NSDLĐ

Thông qua kỷ luật lao động, NSDLĐ sẽ duy trì được trật tự, nề nếp trong doanh nghiệp tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Sự tuân thủ nghiêm túc kỷ luật lao động của NLĐ sẽ là yếu tố quan trọng giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được năng suất, chất lượng, hiệu quả, là đòn bẩy để thúc đẩy sản xuất phát triển. Trong xã hội hiện đại, khi khoa học -

công nghệ ngày càng phát triển, các doanh nghiệp áp dụng các quy trình công nghệ mới, sử dụng các loại máy móc thiết bị hiện đại thì kỷ luật lao động phải là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Lao động được tổ chức theo dây chuyền, các hoạt động lao động mang tính chuyên môn hoá cao đòi hỏi NLĐ phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về kỷ luật lao động.

- Thứ hai, đối với NLĐ

Kỷ luật lao động là một trong những căn cứ để NLĐ phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ lao động của mình, là thước đo tác phong, bản lĩnh của NLĐ trong xã hội công nghiệp hiện đại. Kỷ luật lao động rèn luyện NLĐ, buộc NLĐ phải tuân theo những trật tự, nề nếp nhất định nên sẽ tạo cho NLĐ tác phong công nghiệp, nếp sống văn minh. Việc tuân thủ kỷ luật lao động sẽ giúp NLĐ thực hiện được các nghĩa vụ lao động, hạn chế được những thiệt hại về tài sản cho NSDLĐ cũng như những thiệt hại mà NLĐ phải bồi thường cho NSDLĐ do hành vi vi phạm kỷ luật của mình gây ra. Ngoài ra, kỷ luật lao động còn là biện pháp để giáo dục và rèn luyện NLĐ có tinh thần trách nhiệm, ý thức tập thể, có bản lĩnh đấu tranh chống tiêu cực trong lĩnh vực lao động, sản xuất cũng như tạo cho NLĐ có được tác phong công nghiệp.

- Thứ ba, đối với Nhà nước và xã hội

Trên phương diện kinh kế, kỷ luật lao động được chấp hành tốt sẽ làm cho thời gian lao động đạt hiệu quả cao kéo theo đó là sự phát triển của các doanh nghiệp. Đối với những ngành, lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc gia, đến cuộc sống của mọi người dân trong cả nước như: nhiệt điện, thủy điện, cầu, đường, hàng không, hầm lò,... vấn đề kỷ luật lao động càng có ý nghĩa quan trọng. Sự chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động sẽ đảm bảo cho các ngành trọng yếu này được phát triển ổn định, làm cơ sở cho sự phát triển chung của các ngành khác trong xã hội, thúc đẩy nền kinh tế đất nước không ngừng tăng trưởng.

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, việc tuân thủ tốt kỷ luật lao động còn là một trong các yếu tố thu hút đầu tư trong nước cũng như nước ngoài, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho NLĐ. Việc xuất hiện của các ngành nghề này giúp cho nền cơ cấu kinh tế của nước ta có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tạo dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật dần đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển.

Trên phương diện xã hội, kỷ luật lao động gián tiếp góp phần quan trọng làm cho đời sống của mọi người dân nói chung và NLĐ nói riêng được nâng cao, cải thiện cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Bởi khi, các doanh nghiệp duy trì cho mình được một nề nếp làm việc khoa học, hiệu quả thì theo lẽ tự nhiên các doanh nghiệp đó sẽ phát triển ổn định, nền kinh tế của đất nước cũng theo đó mà tăng trưởng đi lên, ngân sách nhà nước sẽ dồi dào và có nhiều điều kiện hơn để thực hiện các chính sách phúc lợi xã hội như: xây dựng trường học, bệnh viện, cầu đường, khu vui chơi giải trí,…

phục vụ dân sinh. Không những thế, việc thi hành tốt kỷ luật lao động còn vai trò không nhỏ trong việc duy trì hài hòa mối quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ, hạn chế xảy ra tình trạng tranh chấp, kiện tụng, qua đó phần nào ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết Luật lao động (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w