VI. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động 1 Giải quyết khiếu nại về lao động
2. Giải quyết tố cáo về lao động
Khái niệm giải quyết tố cáo về lao động
Tố cáo nói chung và tố cáo về lao động nói riêng, thực chất là việc công dân phát hiện và thông báo chính thức với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những hành vi vi phạm pháp luật nào đó diễn ra trong đời sống xã hội có thể liên quan hoặc không liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của mình hoặc người khác. Hay nói cách khác, tổ cao thể hiện sự phản ứng của công dân/NLĐ trước hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân khác trong xã hội, nhằm bảo vệ lợi ích của tập thể, của nhà nước và xã hội, vì thế pháp luật lao động các nước trên thế giới không quy định riêng về tổ cao và giải quyết tố cáo về lao động.
Tại Việt Nam, khái niệm tố cáo được đưa ra trong Luật Tố cáo năm 2018. Theo đó, "Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này bảo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi phạm phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây trệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức” (khoản 1 Điều 2)
- Chủ thể tố cáo về lao động là NLĐ, người học nghề, tập nghề để làm việc cho NSDLĐ, người thử việc trong quan hệ lao động hoặc liên quan đến quan hệ lao động tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật lao động.
- Đối tượng của tổ cáo về lao động là những quyết định hành vi vi phạm pháp luật lao động của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức khác có thể liên quan hoặc không liên quan trực tiếp tới quyền và lợi ích của mình.
- Mục đích của tố cáo về lao động là bảo vệ lợi ích của tập thể, lợi ích của nhà nước và xã hội. Thông qua việc tố cáo vi phạm pháp luật lao động, nhà nước có nguồn thông tin về những hành vi vi phạm pháp luật diễn ra trong lĩnh vực lao động, qua đó cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền kiểm tra, xem xét để có biện pháp xử lí.
Do tố cáo về lao động khác với khiếu nại về lao động ở chủ thể, đối tượng mục đích... nên thẩm quyền, thủ tục giải quyết tố cáo về lao động khác với giải quyết khiếu nại về lao động. Giải quyết tố cáo là việc tiếp nhận, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc xử lí tố cáo của người giải quyết tố cáo. Từ đó có thể hiểu giải quyết tố cáo về lao động là việc tiếp nhận, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc xử lí tố cáo của người giải quyết tố cáo.
Như vậy, giải quyết tố cáo là quá trình người giải quyết tố cáo tiếp nhận, tìm hiểu các chứng cử, xác minh để làm rõ sự việc, từ đó đưa ra kết luận về nội dung tố cáo để giải quyết vụ việc một cách minh bạch nhất nhằm bảo đảm quyền lợi các bên Giải quyết tố cáo gồm các giai đoạn tiếp nhận tổ cáo, xác minh về nội dung tố cáo, đưa ra kết luận về nội dung tố cáo đó và giai đoạn xử lí của chủ thể có thẩm quyền Có xác minh đúng nội dung tố cáo, kết luận sự việc đó là vi phạm hay không vi phạm pháp luật, từ đó đưa ra cách giải quyết chính xác, rõ ràng, đảm bảo lợi ích các bên đòi hỏi vai trò cầm cân nảy mực của chủ thể có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
Thẩm quyền giải quyết tố cáo về lao động
Thẩm quyền giải quyết tố cáo về lao động là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật Nếu như giải quyết khiếu nại có thể gồm NSDLĐ, chủ thể có quyết định hoặc hành vi hành chính xâm phạm đến quyền và lợi ích của NLĐ, thì chủ thể giải quyết tố cáo bao giờ và khi nào cũng là cơ quan nhà nước thông quacá nhân được nhà nước trao quyền.
Theo quy định, chánh thanh tra sở lao động - thương binh và xã hội giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về lao động thuộc phạm vi quản lí của sở lao động - thương binh và xã hội Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, xử lí tổ cao mà chảnh thanh tra sở lao động - thương binh và xã hội đã giải quyết nhưng vẫn có tổ cao tiếp hoặc quá thời hạn quy định mà tỏ cáo không được giải quyết, xử lý những vụ việc tố cáo được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giao.
Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo về lao động
Do tố cáo về lao động thể hiện rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân nói chung, NLĐ nói riêng đối với nhà nước, xã hội và tập thể, nên trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo về lao động thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Trường hợp kết luận người bị tố cáo có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động thì việc xử lý hành vi vi phạm hành chính đó phải tuân thủ pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤPI. Tranh chấp lao động I. Tranh chấp lao động