THANH TRA LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết Luật lao động (Trang 108 - 110)

1. Khái niệm và vai trò của thanh tra lao động

Thanh tra lao động là một bộ phậm của thanh tra nhà nước, thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực lao động. Đây là tổ chức có nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra việc thực thi pháp luật lao động của đơn vị sử dụng lao động nhằm đảm bảo việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động.

Thanh tra lao động có vai trò quan trọng và có tác dụng tích cực góp phần thúc đẩy NSDLĐ trong các đơn vị sử dụng lao động thuộc mọi thành phần kinh tế nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về pháp luật lao động, từ đó giúp họ chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật lao động, phòng ngừa và hạn chế các vị phạm pháp luật lao động. Thông qua hoạt động thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động, các cơ quan quản lí nhà nước về lao động còn phát hiện những vấn đề vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện pháp luật lao động, qua đó đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện pháp luật lao động cho phù hợp với nhu cầu thực tế của các bên QHLĐ.

Theo quy định tại Điều 215 BLLĐ năm 2019, thẩm quyền thanh tra chuyên ngành về lao động thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra. Theo đó, thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thanh tra sở lao động - thương binh và xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lao động. Thanh tra chuyên ngành về lao động do các thanh tra viên ngành lao động, thương binh và xã hội và các công chức thanh tra chuyên ngành lao động, thương binh và xã hội thực hiện.

Thanh tra viên ngành lao động, thương binh và xã hội là công chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở lao động - thương binh và xã hội, được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong lĩnh vực lao động Công chức thanh tra chuyên ngành lao động, thương binh và xã hội là người thuộc biên chế của Tổng cục dạy nghề và Cục quản lí lao động ngoài nước, được thủ trưởng cơ quan quản lí trực tiếp giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.

Ngoài ra, trong hoạt động thanh tra lao động còn có sự tham gia của các công tác viên thanh tra ngành lao động, thương binh và xã hội. Đây là người được trang tập tham gia đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong lĩnh vực lao động.

Đối với việc thanh tra an toàn lao động, vệ sinh lao động được thực hiện theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

2. Nội dung thanh tra lao động

Trên cơ sở quy định của Tổ chức Lao động quốc tế, BLLĐ năm 2019 quy định thanh tra lao động có quyền thanh tra, điều tra nơi thuộc đối tượng, phạm vi thanh tra được giao theo quyết định thanh tra. Khi thanh tra đột xuất theo quyết định của người có thẩm quyền trong trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe doạ an toàn, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người lao động tại nơi làm việc thì không cần báo trước (Điều 216 BLLĐ năm 2019). Nội dung thanh tra lao động được quy định như sau:

- Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về lao động. - Điều tra tai nạn lao động và vi phạm an toàn, vệ sinh lao động.

- Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật về điều kiện lao động, an toàn, vệ sinh lao động.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo quy định pháp luật.

- Xử lí theo thẩm quyền và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lí vi phạm pháp luật về lao động.

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết Luật lao động (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w