Nguyên nhân xảy ra tranh chấp lao động

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết Luật lao động (Trang 118 - 119)

VI. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động 1 Giải quyết khiếu nại về lao động

2. Nguyên nhân xảy ra tranh chấp lao động

Nguyên nhân hình thành

Sự tư duy hoặc đơn giản hơn là suy nghĩ của các bên là khởi nguồn của tranh chấp lao động. Những tranh chấp lao động dù mang tính tập thể hay cá nhân đều có xuất phát từ quan điểm, suy nghĩ, mong muốn, nhận thức ….của các bên tham gia tranh chấp đó. Không có yếu tố tinh thần này sẽ không thể tạo nên tranh chấp lao động.

Nguyên nhân kinh tế

Sự xung đột về quyền và lợi ích mà những quyền và lợi ích đó liên quan đến những giá trị vật chất là nguồn gốc đầu tiên dễ thấy ở các tranh chấp lao động. Nguyên nhân kinh tế là nguyên nhân hàng đầu vì bản chất của quan hệ lao động là 1 loại quan hệ mang tính kinh tế. Các bên thiết lập quan hệ với những mục đích kinh tế rõ ràng.Sự trao đổi các giá trị vật chất đặc biệt luôn làm nảy sinh các vấn đề mâu thuẫn do cách đánh giá, nhìn nhận không thống nhất hoặc do phương thức trao đổi gây nên sự bất đồng khó giải quyết. Theo đánh giá chung, nguyên nhân kinh tế chiếm tỉ trọng lớn nhất trong các tranh chấp lao động.

Nguyên nhân xã hội

Sự khác biệt, xung đột về địa vị, giai tầng xã hội, cách ứng xử, văn hóa,,,,của các bên trong quan hệ lao động cũng là những nguyên nhân gây nên tranh chấp lao động.

Giữa các bên của quan hệ lao động luôn có sự khác biệt về địa vị, hoàn cảnh kinh tế, quan niệm sống, thói quen hằng ngày…Sự khác biệt ấy thể hiện ngay ở nhu cầu và mục tiêu của hai bên. Sự làm thuê và việc sử dụng lao động làm thuê đã nói lên sự khác nhau về tư cách xã hội. Đẳng cấp

trong lao động đã dần dần làm xuất hiện sự tồn tại về mặt giai tầng trong xã hội, sâu sắc đến mức đã hình thành 2 tầng lớp có quyền lợi đối địch nhau.

Sự ảnh hưởng của tranh chấp lao động

- Về phương diện tích cực, tranh chấp lao động là dấu hiệu phản ảnh sự đấu tranh của các bên. Sự đấu tranh này được nhìn nhận là động lực của sự phát triển, Không có đấu tranh có thể dẫn tới sự bùng phát những xung đột ở dạng khác, có thẻ còn nguy hại hơn là công khai những xung đột hiện thời và giải quyết dứt điểm. Dù sự hài hòa, ổn định của quan hệ lao động là những mục tiêu quan trọng của lao động, song không vì thế mà thủ tiêu sự đấu tranh của các bên.

Sự xuất hiện tranh chấp lao động còn thể hiện sự giác ngộ về quyền và lợi ích của các bên đặc biệt là đối với NL Đ và tổ chức công đoàn của họ. Họ đã biết đấu tranh, sử dụng các biện pháp pháp lí, khởi xướng các tranh chấp lao động để yêu cầu quyền và lợi ích cho mình. Việc các bên giác ngộ quyền và lợi ích, ý thức được điều đó khi tham gia vào một tranh chấp lao động là dấu hiệu đang mừng của một môi trường lao động cần sự phát triển.

Không chỉ vậy, tranh chấp lao động còn được xem như là 1 tín hiệu thể hiện yêu cầu đối với Nhà nước trong việc xây dựng, hoàn thiện nền pháp chế lao động nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển của quan hệ lao động và thị trường lao động.

- Về phương diện tiêu cực, tranh chấp lao động là hiện tượng mang lại khá nhiều phiền toái. Một tranh chấp lao động trước tiên bao giờ cũng tạo ra vấn đề đối với quan hệ lao động giữa các bên. Sự xung đột về quyền và lợi ích vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của những xung đột tinh thần, quan điểm sống tác động vào hệ giá trị văn hóa công nghiệp, đạo đức xã hội.

Một tranh chấp lao động cá nhân trong những điều kiện nhất định có thể trở thành 1 sự kiện lớn. Thanh danh của đơn vị sử dụng lao động, danh dự của NLĐ là điều có thể bị đưa ra thành cấn đề đạo đức, luân lí.

Đặc biêt, 1 tranh chấp lao động tập thể với quy mô của nó có thể dẫn tới những ảnh hưởng lớn tới đời song kinh tế, xã hội. Có thể trong 1 chừng mực nào đó, tranh chấp lao động làm ngưng trệ các hoạt động kinh tế, xã hội, làm suy yếu nền sản xuất đang trên đà phát triển. Nhiều vụ tranh chấp lao động trong thời gian qua ở trong nước và trên thế giới đã chứng tỏ tác hại ghê gớm của nó.

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết Luật lao động (Trang 118 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w