Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông (Trang 80 - 84)

Chương 2 :PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tạ

tại trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Thái Nguyên

3.4.1. Các nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, mục tiêu, chiến lược phát triển nguồn nhân lực của nhà trường:

Trong những năm gần đây việc hợp tác đào tạo quốc tế và phát triển nguồn lực giảng dạy trong các trường đại học trong cả nước phát triển mạnh, rất nhiều các chương trình liên kết, hợp tác và đào tạo quốc tế đã ra đời. Cùng với đó đội ngũ nhân lực tại các trường đại học cũng phải được nâng cao để đáp ứng yêu cầu chung của chương trình đào tạo. Đứng trước tình thế đó, rút kinh nghiệm từ các trường đại học đi trước, trường đại học CNTT&TT đã đưa ra các mục tiêu, chiến lược nhằm nắm bắt những cơ hội và thách thức. Nhà trường khẳng định để việc hợp tác quốc tế được thành cơng thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là công tác tiên phong. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nâng cao những giá trị khác trong quá trình phát triển. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, việc quan trọng nhất là nâng cao trình độ chun mơn và trình độ ngoại ngữ, tin học. Nếu nguồn nhân lực có chất lượng cao sẽ mang lại sự thu hút đội ngũ giảng viên và nhân viên có tố chất và kinh nghiệm tốt, đồng thời khả năng phục vụ học viên cũng được nâng cao. Bên cạnh trình độ chun mơn thì chiến lược nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học là một nhiệm vụ sống còn đối với mỗi nhà trường. Việc này đã được nhà trường triển khai một cách mạnh mẽ nên đến thời gian này, đa số các giảng viên, nhân viên đảm bảo được kiến thức để phục vụ cho công tác đào tạo chất lượng cao.

Tóm lại, trong cơng tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thơng đã ln tìm hiểu những cách thức nhằm làm cho cơng tác này có hiệu quả lớn nhất, mang lại một mơi trường học tập tích cực

của nhà trường cũng sẽ noi theo tấm gương học tập của các thầy cô giáo. - Cơ cấu tổ chức:

Việc phân công công việc hợp lý giữa các phòng ban, khoa đem lại rất nhiều lợi ích cho nhà trường. Giúp nhà trường giảm tối thiểu số lượng nhân viên khơng cần thiết. Nhìn vào cơ cấu của trường đại học CNTT&TT về cơ bản là phù hợp, đại đa số nhân viên, giảng viên làm đúng theo chuyên mơn trình độ của bản mình. Tuy nhiên, qua khảo sát của nhà trường, kết quả cho thấy vẫn còn một số nhỏ nhân viên mặc dù số lượng cơng việc đảm nhiệm là ít nhưng làm việc chưa tích cực, hiệu quả cơng việc chưa cao. Đây là một trong những điều cần khắc phục trong q trình phân cơng cơng việc của các phòng ban trong trường.

- Kĩ năng nghề nghiệp:

Trên thực tế, tồn tại một số người có chun mơn tốt nhưng cách giảng dạy, truyền đạt chưa chắc đã có hiệu quả đối với học sinh sinh viên. Chính do vậy, nhà trường đã đưa ra kế hoạch bắt buộc những giảng viên đứng lớp phải có chứng chỉ giáo dục học đại học. Bên cạnh đó nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị nhằm trao đổi phương pháp giảng dạy thông qua việc mời các giảng viên giàu kinh nghiệm. Các buổi semina được diễn ra thường xuyên tại các khoa. Điều này giúp cho các giảng viên phải thường xuyên tự tìm hiểu, bồi dưỡng thêm kiến thức, khả năng trình bày diễn đạt để người khác hiểu và nắm bắt được vấn đề. Đối với nhân viên phòng ban, nhà trường thường xuyên nhắc nhở, quán triệt, tổ chức các buổi tập huấn để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, tin học hóa cơng việc, giúp cho việc giải quyết cơng việc được, nhanh chóng và chính xác. Tuy vậy, vẫn cịn một số bộ phận nhỏ chưa có được kĩ năng làm việc chun nghiệp, trong việc giải quyết cơng việc cịn thụ động, chưa mềm dẻo và linh hoạt.

Thứ hai, chủ trương chiến lược của nhà trường: Đứng trước tình thế khó khăn của nền kinh tế xã hội, tuy nhiên trường đại học CNTT&TT đã không ngừng cố gắng đầu tư cho con người, đặc biệt là chất lượng của đội ngũ giảng viên và nhân viên. Hàng tháng, bên cạnh những chế độ đãi ngộ dành cho ngành giáo dục theo quy định của nhà nước, nhà trường cịn có những chế độ dành riêng theo quy chế chi tiêu nội bộ được bổ sung sửa đổi hàng năm. Qua đó, nhân viên, giảng viên có

thêm thu nhập tăng thêm hàng tháng, giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ được hưởng phụ cấp tăng thêm vào lương. Các cán bộ có thêm tiền quản lý. Nhà trường cịn khuyến khích các giảng viên tự tìm kiếm các hợp đồng với các cơ quan, doanh nghiệp để tăng thêm thu nhập.

Bên cạnh đó, nhà trường cịn nhiều những chính sách dành cho các cán bộ đã và đang học tập chun mơn và ngoại ngữ trong và ngồi nước. Do vậy, hàng năm nhà trường đã có rất nhiều những giảng viên, nhân viên đi học tập tại nước ngoài. Với mục tiêu tất cả các giảng viên, nhân viên đều đạt chuẩn tiếng anh và tin học, nhà trường đã phối hợp với trung tâm tiếng anh trong trường mở các lớp dành riêng cho cán bộ viên chức khơng mất tiền học phí.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng thực hành được nhà trường trang bị và đầu tư. Công tác xây dựng môi trường lành mạnh cho cán bộ giảng viên của nhà trường cũng ln được quan tâm, xây dựng. Chính sách thu hút nhân tài cũng được nâng cao. Nói chung, nhà trường đã cố gắng để giảng viên, nhân viên đang học tập và cơng tác tại trường có được nhiều điều kiện thuận lợi nhất để yên tâm công tác và học tập. Tuy nhiên, các giảng viên nói chung, đặc biệt là các giảng viên trẻ cịn gặp rất nhiều khó khăn khi kinh tế chưa đủ đáp ứng được nhu cầu của bản thân, nhiều giảng viên còn phải đi làm thêm, dạy thêm bên ngoài để tăng thêm thu nhập cho bản thân và gia đình.

Thứ ba, chế độ đãi ngộ, chế tài hợp lý cho các giảng viên và nhân viên đạt trình độ: Trên thực tế, Nhà trường đã có rất nhiều cố gắng trong việc thực hiện chế

độ đãi ngộ về vật chất, tinh thần cho các giảng viên và nhân viên. Tuy nhiên, các chế độ đó cịn thấp so với thực tế tại các đơn vị khác. Do vậy, một số giảng viên, nhân viên trẻ bị áp lực về kinh tế, học hành không đủ tinh thần và tâm huyết để tiếp tục cống hiến cho nhà trường.

Thứ tư, công tác bồi dưỡng giảng viên và nhân viên trong trường chưa thực

sự xuyên suốt và tồn diện. Trên thực tế, nhà trường đã có những kế hoạch về công tác bồi dưỡng cán bộ ngay từ đầu năm học. Tuy nhiên, kế hoạch đó nhiều lúc cịn bị động, chưa được triển khai một cách nhuần nhuyễn và đúng lúc. Việc rà soát kế hoạch thực hiện nửa vời. Điều này làm cho cán bộ giảng viên, nhân viên không tập

chung vào việc học tập và bồi dưỡng, chính vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nhà trường.

3.4.2. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, yếu tố kinh tế thị trường:

Hiện nay, nền kinh tế ngày càng phát triển mang lại những lợi ích to lớn trong công cuộc giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đất nước ta không tránh khỏi bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế của nền kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng cao. Hệ thống các trường đại học trong cả nước tăng nhanh làm cho sự cạnh tranh giữa các trường đại học ngày càng lớn. Hơn nữa, sự đào tạo ồ ạt không quan tâm đến nhu cầu xã hội đã mang lại những hậu quả đáng tiếc. Nhiều sinh viên ra trường khơng có việc làm phải tìm kiếm nghề khác khơng phù hợp với chuyên ngành của mình và sự thừa nhân lực ở độ tuổi làm việc gây ra gánh nặng lớn cho xã hội. Trường đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông cũng không tránh khỏi hiện tượng trên, các em sinh viên ra trường khơng tìm được việc làm chiếm tỷ lệ khá lớn, một số ngành có tỷ lệ việc làm ít. Để khắc phục các tình trạng đó, trong những năm gần đây nhà trường đã tập trung cho phát triển những ngành mũi nhọn, đáp ứng trực tiếp nhu cầu của xã hội như lập trình trên mobie, kỹ thuật y sinh, xây dựng và thiết kế phần mềm…

Thứ hai, các chính sách của nhà nước:

Trong những năm gần đây, nhà nước ta đã coi việc nâng cao phát triển

nguồn nhân lực là chính sách hàng đầu tại mỗi cơ quan, doanh nghiệp. Nhà nước đã có rất nhiều những chính sách ưu đãi riêng cho các ngành đặc thù, đặc biệt là ngành giáo dục. Với những chính sách cụ thể như phụ cấp tiền đứng lớp hàng tháng, phụ cấp thâm niên, chế độ đãi ngộ dành cho giáo viên, giảng viên đang công tác tại vùng sâu vùng xa, chế độ đãi ngộ cho người có học hàm tiến sĩ, phó giáo sư đã một phần nào làm cho đời sống của các giảng viên, đặc biệt là những người có học hàm học vị cao đã và đang tập chung nghiên cứu tìm ra cái mới được n tâm cơng tác và công hiến. Tuy nhiên, nhìn trên tổng thể mặt bằng chung, thì những người đã và đang cơng tác trong ngành giáo dục vẫn về kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những giảng viên trẻ, mới ra trường, những nhân viên đã và đang công tác trong

ngành giáo dục nhưng đang làm tại các phòng ban.

Thứ ba, đối thủ cạnh tranh:

Kinh tế thị trường không ổn định, các trường đại học gia tăng, nhiều ngành nghề được mới được mở ra liên tục, số lượng học sinh dự thi đại học ngày càng giảm. Chính do vậy, bản thân các trường đai học, cao đẳng luôn phải cạnh tranh nhau để tồn tại và phát triển. Trường đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông là một trường mới thành lập khơng lâu, chưa có bề dày kinh nghiệm như các trường thành viên có bề dày lịch sử khác nên cịn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Ban giám hiệu nhà trường, các cán bộ giảng viên nhân viên đã khơng ngừng đồn kết, cố gắng nỗ lực hết sức nhằm bồi dưỡng nâng cao vị thế của trường trong xã hội. Cho đến giai đoạn này, nhà trường đã ngày càng khẳng định được vị thế của mình. Hàng năm, nhà trường đã đào tạo ra những đội ngũ kĩ sư có tay nghề cao, đảm nhận nhiều vị trí chủ chốt trong các cơng ty, doanh nghiệp. Nhiều trường đại học trong và ngoài nước đã đến trao đổi, hợp tác và liên kết. Đây là một thành quả đáng trân trọng mà nhà trường đã có được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)