Lập kế hoạch và phát triển đội ngũ giảng viên, nhân viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông (Trang 99 - 102)

Chương 2 :PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tạ

4.3.3. Lập kế hoạch và phát triển đội ngũ giảng viên, nhân viên

Đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên và nhân viên là cực kì quan trọng để tạo ra các cán bộ giỏi, nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường. Mặc dù trong thời gian qua, Nhà trường đã chú trọng vào chất lượng cán bộ giảng viên và nhân viên, thông qua việc khuyến khích cũng như tạo điều kiện cho cán bộ giảng viên, nhân viên được học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trong thời gian tới nhà trường cần phải đầu tư hơn nữa cho vấn đề này và đặc biệt phải chú ý đến chất lượng của công tác đào tạo. Để đảm bảo sự phát triển của Nhà trường trong những năm tiếp theo, việc lập kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, nhân viên của Nhà trường phải là ưu tiên số một và là nội dung cơ bản của đào tạo và phát triển nguồn nhân sự. Việc lập kế hoạch cần phải trải qua các bước như sau:

+ Xác định quy mô, ngành nghề đào tạo. + Cơ cấu nguồn nhân lực

+ Phân tích hiện trạng đội ngũ.

Từ đó, nhà trường sẽ xác định được nhu cầu để có các giải pháp chuyển đổi, tiến hành các giải pháp để nâng cao chất lượng. thể hiện ở những mặt sau:

nhân viên phải đảm bảo cân đối, đầy đủ số lượng giảng viên ở các bộ môn, các phòng ban và trung tâm, đảm bảo rằng số lượng giảng viên, nhân viên đi học nâng cao trình là hợp lý, nghĩa là số lượng giảng viên, nhân viên còn lại trong các bộ môn, phòng hoặc trung tâm phải đáp ứng được số lượng công việc đặt ra tại thời điểm đó, không làm ảnh hưởng đến chất lượng của công việc.

+ Giải pháp:

- Nhà trường cần xây dựng một kế hoạch tổng thể trong từng giai đoạn, ứng với mỗi giai đoạn cần giao chỉ tiêu cụ thể về mỗi đơn vị dựa trên tình hình thực tế.

- Đối với đội ngũ giảng viên thì Nhà trường nên giao việc rà soát và đề cử về số lượng trong kế hoạch tổ chức nhân sự về đội ngũ giảng viên phải được lập từ cơ sở là các bộ môn. Vì chỉ có bộ môn mới nắm bắt được đầy đủ tình hình về nhân sự và khối lượng công việc trong bộ môn mình một cách rõ nét nhất. Tránh tình trạng ép chỉ tiêu từ trên xuống nhưng không căn cứ vào thực trạng nguồn nhân sự và khối lượng công việc hiện đang đảm nhiệm của các bộ môn. Sau khi thống nhất, bộ môn trình lên Khoa sau đó để xuất phương án trình ban giám hiệu thông qua các văn bản để làm căn cứ tổ chức thực hiện.

- Đối với đội ngũ nhân viên Nhà trường nên giao việc rà soát và đề cử về số lượng trong kế hoạch tổ chức nhân sự về đội ngũ nhân viên phải được lập từ cơ sở là các tổ, sau đó đến các phòng ban. Từ đó có kế hoạch trình lên Ban giám hiệu nhà trường.

+ Điều kiện thực hiện giải pháp:

- Phải có sự đồng thuận và ý thức trách nhiệm cao từ cá nhân các cán bộ giảng dạy, nhân viên, lãnh đạo bộ môn, khoa chuyên môn, các phòng, trung tâm và ban giám hiệu nhà trường thì việc đề xuất số lượng nhân sự được đầy đủ, công bằng và chính xác.

*Về chất lượng:

+ Yêu cầu: Chất lượng của đội ngũ giảng viên và nhân viên của nhà trường được thể hiện ở các mặt sau: phẩm chất, trình độ, năng lực.Vì vậy, trong công tác xây dựng kế hoạch và phát triển đội ngũ giảng viên và nhân viên cần phải quan tâm

đầy đủ, đặc biệt là nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên phải được quan tâm hàng đầu để đạt được những mục tiêu đã đề ra tiến tới tất cả các giảng viên đều đạt chuẩn, tăng số lượng giảng viên chính, tiến sĩ, giáo sư, các giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy chuyên môn cũng như nghiên cứu khoa học.

+ Giải pháp:

- Công tác đào tạo và bồi dưỡng tuyển chọn đội ngũ giảng viên và nhân viên

phải theo một quy trình nhất định, căn cứ vào tiêu chuẩn nhất là các tiêu chuẩn chuyên môn và phải được tiến hành theo kế hoạch.

- Trong khi tổ chức thực hiện đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và nhân viên cần tiến hành nhất quán các quan điểm chi đạo, đồng bộ các giải pháp và có sự kiểm tra đánh giá tổng kết định kỳ. Vì việc đánh giá kết quả đào tạo là một việc cần thiết của quá trình đào tạo, nó giúp Nhà trường nắm được chất lượng nguồn nhân lực sau khi đào tạo trên cơ sở đó kịp thời điều chỉnh, bổ sung và rút kinh nghiệm cho các kế hoạch đào tạo để phù hợp với thực tiễn.

- Cần có chế độ khen thưởng kịp thời đối với những cán bộ giảng viên và nhân viên hoàn thành tốt được công tác đào tạo đúng hạn đồng thời cũng phải có chế độ kỷ luật hoặc khiển trách đối với những cán bộ giảng viên không hợp tác theo kế hoạch của nhà trường hoặc không đạt kết quả sau thời gian đào tạo.

+ Điều kiện để thực hiện các giải pháp:

- Nhà trường cần cụ thể hóa một số chính sách nhằm thu hút các nhân tài về

tham gia giảng dạy và công tác để bổ sung cho đội ngũ giảng viên, nhân viên hiện tại, giúp cho công việc được thuận lợi và không ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường.

- Quá trình lập kế hoạch cũng như tổ chức thực hiện phát triển đội ngũ giảng viên và nhân viên cần có sự sát sao, kịp thời của Đảng ủy nhà trường, Ban giám hiệu nhà trường sự phối hợp giúp đỡ của các ngành, các cấp.

* Về cơ cấu: nhà trường phải cân đối về độ tuổi, giới tính, cơ cấu các môn học và chuyên ngành đào tạo. Trong quá trình lập kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên và nhân viên cũng cần chú trọng tới vấn đề tuyển chọn và bổ sung đội ngũ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)