Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông (Trang 41 - 44)

Chương 2 :PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Với mục đích làm rõ chất lượng nguồn nhân lực tại trường đại học Công nghệ thơng tin và Truyền thơng Thái Ngun để từ đó đưa ra được các đề xuất, giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại đơn vị, trong luận văn tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu dưới đây.

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Vấn đề trọng tâm mà đề tài nghiên cứu là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Thái Nguyên nên điểm nghiên cứu là tại trường đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Thái Nguyên.

Trường đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông là một trường thuộc đại học Thái Nguyên, chịu trách nhiệm đào tạo ra nguồn nhân lực Công nghệ thơng tin, điện tử và truyền thơng có chất lượng cao cho các tỉnh vùng núi trung du phía Bắc. Trong những năm gần đây, xã hội ngày càng phát triển, việc đào tạo ra nguồn sinh viên chất lượng cao phải được đảm bảo thơng qua các tiêu chí chuẩn đầu ra của Bộ giáo dục và Đào tạo. Trước những thách thức này, trường đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông đã không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo, đặc biệt là công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trải qua hơn 10 năm phát triển và trưởng thành, với sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ, giảng

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

Khi tiến hành nghiên cứu khách thể thì chủ thể nghiên cứu có thể sử dụng nguồn số liệu đã có sẵn từ các phịng ban chức năng trong trường, đã được công bố hoặc tự mình thực hiện việc thu thập số liệu cần thiết để nghiên cứu. Vì thế, phương pháp thu thập thơng tin có 2 loại là các phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và các phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

2.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Là dữ liệu có sẵn đã được thu thập từ trước như: Luật giáo dục; các loại văn bản của Nhà nước quy định về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các trường đại học. Việc thu thập số liệu tổng thể nói chung và số liệu liên quan đến quá trình tổ chức các hoạt động chất lượng nguồn nhân lực thông qua ban giám hiệu nhà trường, các phòng chức năng. Hệ thống số liệu được thu thập bằng cách đọc, sao chép hoặc trích dẫn từ các báo cáo số liệu, báo cáo kết quả hoạt động hàng năm của trường đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Thái Nguyên để làm cơ sở nghiên cứu, đánh giá về thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại đơn vị.

2.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Các tài liệu cần thu thập là các ý kiến về các vấn đề liên quan đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nhà trường. Thông qua phỏng vấn và điều tra trực tiếp các ý kiến sẽ được tổng hợp vào trong các bảng biểu nhằm phân tích và đưa ra các kết luận về các vấn đề cần điều tra.

Đối tượng điều tra về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở trong trường đại học cần thiết phải được nhân rộng và bám sát vào tình hình thực tế của nhà trường. Các đối tượng này bao gồm: Các nhà quản lý: Các nhà quản lý sẽ cho ta biết được những nội dung mà ban lãnh đạo nhà trường cho là cần thiết và phải được củng cố trong những năm tiếp theo. Mục tiêu trong những năm sắp tới của nhà trường là gì. Khi phỏng vấn điều tra các nhà quản lý thì ta sẽ có được cái nhìn tổng qt về định hướng sự phát triển của nhà trường.

Các giảng viên: Các giảng viên luôn là những vấn đề trọng tâm về đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nhà trường. Qua phỏng vấn các giảng viên ta sẽ thấy được nhu cầu của họ về đào tạo như thế nào? Họ có đủ điều kiện để đáp

ứng được những nhu cầu mà nhà trường đề ra hay khơng? Họ có mong muốn gì trong thời gian sắp tới. Các nhân viên làm việc làm việc tại các phòng ban, phòng thực hành, thực tập. Các nhân viên chính là một phần quan trọng trong việc giúp các công việc của nhà trường được tiến hành trơi chảy, việc nâng cao trình độ của họ cũng là việc làm rất cần thiết. Thông qua phỏng vấn điều tra sẽ giúp cho ta khái quát được trình độ hiện, tại của họ, họ cần phải được đào tạo thêm về những kiến thức gì trong tương lai và cần phải đáp ứng những yêu cầu gì của họ như trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho công việc hay những kỹ năng xử lý trong công việc của họ.

Các sinh viên, học viên cao học và các sinh viên quốc tế: Thông qua phỏng vấn điều tra các sinh viên và học viên trong nhà trường ta có thể thấy được sự hài lịng của họ về mơi trường giáo dục trong nhà trường như thế nào? Có mang lại hiệu quả thực sự cho người học hay không? Những yêu cầu của họ cần được đáp ứng trong tương lai là gì về mặt chất lượng giảng dạy như thế nào. Do số lượng giảng viên của nhà trường lớn nên chọn mẫu là 204, trong đó có 24 nhà quản lý, 100 giảng viên và 80 nhân viên làm việc tại cơ quan để điều tra và khảo sát.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp số liệu

Trên cơ sở các thông tin thu thập, tổng hợp xử lý các số liệu theo các tiêu thức phân tổ thống kê để so sánh, đối chiếu và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng cần đưa ra. Bên cạnh đó, sử dụng bảng tính tốn EXCEL trên máy vi tính để xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu nhằm đạt được mục tiêu nghiên cần cứu.

2.2.4. Phương pháp phân tích thơng tin

Phương pháp phân tích thơng tin được sử dụng để phân tích đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại trường, đánh giá mức độ đạt được hiệu quả trong q trình tổ chức cơng tác chất lượng nguồn nhân lực của Nhà trường. Có rất nhiều phương pháp phân tích nhưng trong luận văn tác giả sử dụng các phương pháp:

+ Phương pháp thống kê mô tả: từ các số liệu thu thập được, xây dựng hệ

thống bảng biểu để phân tích, mơ tả sự biến động và xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế xã hội, từ đó rút ra những kết luận cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu và ứng dụng. Ở phương pháp này tác giả tập trung vào khai thác, đánh giá, phân tích số liệu về tình hình đội ngũ nhân sự tại trường và chất lượng của

nguồn nhân lực. Qua đó, sẽ đưa ra được các giải pháp phù hợp với yêu cầu thực tế tại đơn vị.

+ Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải đồng nhất cả về thời gian và khơng gian. Tùy theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc khơng gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể sử dụng số tuyệt đối hoặc tương đối hoặc số bình quân. Đối với trường Đại học Cơng nghệ thơng tin và Truyền thơng thì sự so sánh này được thể hiện giữa trình độ của cán bộ viên chức đạt được theo từng năm cụ thể, có được như mục tiêu của nhà trường không. Về mặt số lượng so sánh theo từng năm tăng lên hay giảm xuống, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của nhà trường như thế nào.

+ Phương pháp phân tích SWOT: Sử dụng mơ hình phân tích SWOT để phân tích đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức từ đó đưa ra được những giải pháp nhằm hồn thiện công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nhà trường trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)