Cơ cấu tổ chức quản lý của Trường đại học Công nghệ thông tin và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông (Trang 50 - 56)

Chương 2 :PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan về trường Đại học CNTT và Truyền thông Thái Nguyên

3.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Trường đại học Công nghệ thông tin và

Truyền thông

3.1.3.1. Cơ cấu tổ chức

Trường đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông gồm 8 khoa chuyên môn và bộ mơn chun mơn trực thuộc, 10 phịng ban và 7 trung tâm

Các khoa chun mơn gồm có:

- Khoa Khoa học cơ bản - Khoa Công nghệ thông tin

- Khoa Công nghệ điện tử và Truyền thông - Khoa Hệ thống thông tin kinh tế

- Khoa Cơng nghệ tự động hóa

- Bộ mơn Truyền thông đa phương tiện - Bộ mơn An tồn thơng tin

- Bộ môn Công nghệ ô tô và hệ thống cảm biến

Các phịng ban:

- Phịng Hành chính - Tổ chức - Phịng Kế hoạch - Tài chính - Phịng Đào tạo

- Phịng Cơng tác học sinh sinh viên - Phịng Khảo thí và đảm bảo chất lượng - Phòng Thanh tra - Pháp chế

- Phịng Cơng nghệ thơng tin và thư viện - Phòng thực hành triển khai CNTT&TV

- Phịng Khoa học cơng nghệ và HTQT - Phòng Quản trị - Phục vụ

Các Trung tâm:

- Trung tâm Tư vấn - hỗ trợ sinh viên - Trung tâm, xúc tiến tuyển sinh - Trung tâm phát triển phần mềm - Trung tâm CNTT Kinh tế

- Trung tâm Nghiên cứu phát triển ứng dụng di động - Trung tâm ngoại ngữ SUNFLOWER

- Học viện mạng CISCO

3.1.3.2. Vị trí, chức năng, quyền hạn của từng Khoa và các phịng ban chính trong nhà trường

* Các Khoa chuyên môn:

+ Vị trí: Trường đại học Cơng nghệ thơng tin & Truyền thơng gồm có 8 khoa chun mơn. Các khoa này là đơn vị quản lý hành chính cơ sở của trường. Cơ cấu của khoa bao gồm: Ban chủ nhiệm khoa, Hội đồng khoa học khoa, các bộ môn, các phịng thí nghiệm. Khoa là đơn vị nịng cốt thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, quản lý trực tiếp đội ngũ cán bộ, giảng viên và HSSV của khoa.

+ Chức năng:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, tổ chức thực hiện và quản lý quá trình đào tạo các ngành, chuyên ngành thuộc khoa và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường;

- Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, chủ động khai thác các dự án hợp tác trong và ngoài nước; theo dõi chỉ đạo việc thực hiện đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước và cấp Bộ, quản lý các đề tài cấp cơ sở và các đề tài nghiên cứu theo hợp đồng các dịch vụ khoa học; tổ chức công tác nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng sinh viên giỏi trong khoa; tham gia công tác phát triển quy mô tuyển sinh đào tạo.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên thuộc khoa; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng để khơng ngừng nâng cao trình độ về chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đào tạo;

trong chương trình đào tạo;

- Hướng dẫn sinh viên năm cuối làm thủ tục đăng ký thi và làm khóa luận, đồ án tốt nghiệp; tổ chức thi, kiểm tra, chấm khóa luận, đồ án tốt nghiệp và đánh giá kết quả học tập của HSSV, học viên do khoa đào tạo;

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các tài sản, thiết bị, vật tư được trang bị, mua sắm hoặc tiếp nhận từ các nguồn khác nhau theo những quy định chung của Nhà nước và những hướng dẫn cụ thể của trường;

- Thực hiện công tác quản lý HSSV, học viên (tiếp nhận, quản lý học tập, xét và cấp học bổng, khen thưởng, kỷ luật, ngừng học, thôi học, cho chuyển khoa, đánh giá quá trình rèn luyện tư cách đạo đức và chun mơn của HSSV,...) đảm bảo an ninh chính trị và an ninh trật tự trong HSSV, học viên;

- Tiến hành đánh giá định kỳ cán bộ viên chức trong khoa để phân loại trình độ, sắp xếp cơng việc, nhằm đáp ứng yêu cầu cao về đào tạo và nghiên cứu khoa học.

+ Quyền hạn:

Các khoa chức năng bên cạnh nhiệm vụ giảng dạy và đào tạo theo lịch đào tạo của nhà trường cịn có quyền thơng báo, phối hợp cùng với các phòng ban chức năng để có những giải pháp xử lý với những sinh viên chưa hoàn thành các nhiệm vụ trong học tập cũng như về ý thức đạo đức.

Việc giảng dạy và học tập tại các khoa luôn được đặt lên hàng đầu, nên chất lượng của từng giờ giảng phải được các khoa quản lý theo các tiêu chí đánh giá chung của nhà trường. Ban lãnh đạo khoa có thể xem xét và quản lý để chất lượng giảng dạy để hiệu quả công việc được nâng lên thơng qua các kì kiểm tra, đánh giá. Nếu những giáo viên nào không chuẩn bị bài làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy, hay có tư cách đạo đức khơng thích hợp để đứng lớp thì ban lãnh đạo khoa có thể có những giải pháp xử lý riêng tùy vào từng trường hợp cụ thể.

* Các phịng ban chính:

+ Phịng Đào tạo

- Vị trí: Phịng đào tạo là nơi để nhà trường thơng qua đó lên lịch kế hoạch giảng dạy và học tập cho giảng viên và sinh viên. Đây là phòng ban quan trọng giúp cho sự hoạt động và phát triển của nhà trường.

hiện các nhiệm vụ trong các lĩnh vực công tác đào tạo đại học, đào tạo sau đại học như lên lịch học của sinh viên, thời khóa biểu giảng dạy của giảng viên, xây dựng các hợp đồng đào tạo, hợp đồng giảng dạy với các đơn vị và giảng viên. Thông báo lịch dạy tới các đơn vị có liên quan cho từng học kỳ và cả năm học. Xếp lịch thi, phối hợp với các đơn vị trong trường tổ chức thi và đánh giá kết quả học tập.

- Quyền hạn: Phối hợp với Phịng Cơng tác HSSV và các khoa triển khai việc phân ngành, phân lớp, cập nhật danh sách HSSV. Chỉ đạo, tổ chức công tác thi tốt nghiệp và bảo vệ khóa luận, đồ án tốt nghiệp cho các bậc học. Kiểm tra rà soát và báo cáo lại ban giám hiệu về kết quả học tập của sinh viên. Đối với giảng viên, lịch giảng dạy và hoạt động của cán bộ giảng viên được phòng đào tạo làm và thông báo đến cho các cán bộ, sau đó phịng đào tạo có trách nhiệm kiểm tra tổng hợp xem có các giảng viên đã làm đúng hay chưa. Nếu chưa đúng thì phịng đào tạo có thể nhắc nhở cho đúng với lịch trình đào tạo mà mình đưa ra.

+ Phịng Cơng tác Học sinh, Sinh viên

- Vị trí: Phịng cơng tác học sinh, sinh viên là phòng thực hiện các chế độ và

quyền lợi của sinh viên trong nhà trường. Đối với một nhà trường đây là đầu mối để triển khai thực hiện các kế hoạch chung đến sinh viên, giúp sinh viên nắm được những chủ trương, chính sách của nhà trường và quyền lợi trực tiếp của các em.

- Chức năng: Nhiệm vụ của phòng là thực hiện các chế độ và quản lý quá trình học tập cho sinh viên, rèn luyện, lao động của sinh viên. Do vậy, phòng phải thực hiện các chức năng của mình liên quan đến nhiệm vụ này. Hàng năm cùng với nhà trường giúp giải đáp những thắc mắc và vướng mắc của sinh viên thông qua các buổi đối thoại với sinh viên. Phối hợp với các phòng ban khác lên lịch hoạt động của sinh viên trong từng thời kỳ. Thực hiện tốt các chế độ khen thưởng, kỷ luật cho sinh viên, khi sinh viên có vấn đề gì thơng qua các phịng ban của nhà trường giúp đỡ sinh viên đó trong điều kiện có thể.

- Quyền hạn: Phịng Cơng tác học sinh sinh viên ngồi việc giúp đỡ và cùng phối hợp với các em sinh viên trong q trình học tập và rèn luyện. Bên cạnh đó, tùy theo từng điều kiện hồn cảnh có thể cùng với nhà trường giải quyết những vấn đề của sinh viên. Chỉ đạo tổ chức các hoạt động cho sinh viên, cùng với sinh viên

gắn kết với nhà trường, đẩy mạnh các phong trào hoạt động tập thể của sinh viên

+ Phòng Kế hoạch Tài chính

- Vị trí: Đây là nơi quản lý các hoạt động thu chi về tài chính của nhà trường đảm bảo về mặt quyền lợi cho các cán bộ và các em sinh viên.

- Chức năng: Thực hiện và đảm bảo về mặt quyền lợi cho cán bộ viên chức trong nhà trường, thanh toán các khoản như lương và các khoản phúc lợi khác. Quản lý toàn bộ về mặt tài chính của nhà trường, giúp cho thực hiện việc quyết toán ngân sách và đáp ứng những yêu cầu về mặt thủ tục hành chính đối với các khoản chi thường xuyên của nhà trường. Đây lại là một phòng ban quan trọng trong việc giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ cơng nhân viên và các em sinh viên trong trường.

- Quyền hạn: Có quyền địi hỏi, u cầu các hồ sơ chứng từ cho đầy đủ và các hồ sơ liên quan để hợp lý với quy chế của nhà trường.

+ Phòng Thực hành triển khai

- Vị trí: Đây là nơi quản lý về các hoạt động hướng dẫn thực hành của giảng

viên và thực hành của sinh viên trên phòng máy.

- Chức năng: Phòng kết hợp với phòng Đào tạo, xếp lịch cho nhân viên đến trực phòng máy để phụ vụ việc thực hành và hướng dẫn thực hành của sinh viên và giảng viên. Đáp ứng nhu cầu của các giảng viên về việc nâng cao hiệu quả thực hành thông qua các phần mềm tiên tiến, kịp thời sửa chữa những máy móc hư hỏng hoặc bị lỗi, sự cố mất điện.

- Quyền hạn: có quyền địi hỏi, u cầu giảng viên, sinh viên phải bảo đảm giữ gìn trang thiết bị trong phòng máy đồng thời giữ vệ sinh chung phòng máy. Nếu cơ sở vật chất trong phịng bị mất thì u cầu giảng viên và sinh viên trong ca đó phải đền bù nếu lỗi thuộc về giảng viên hoặc sinh viên.

+ Phịng Cơng nghệ Thơng tin và Thư viện

- Vị trí: Phịng cơng nghệ thơng tin thư viện là nơi để các sinh viên tham gia

đọc tham khảo tài liệu và giáo trình liên quan đến mơn học. Ngồi ra các sinh viên cịn có thể tự học tại các phịng học của nhà trường. Với thư viện nhà trường được mở rộng đã tạo nên cho sinh viên những không gian học tích cực.

viên trong vấn đề học liệu và cung cấp môi trường tự học cho các em, với những tiện ích học tập giúp phục vụ tốt cho các mơn học. Ngồi ra còn là nơi để các cán bộ công nhân viên của nhà trường tiếp xúc và học tập, cũng như tìm kiếm các tài liệu liên quan đến chuyên ngành của mình. Cùng với việc nâng cao chất lượng trong đào tạo và phục vụ đào tạo thì đây là nơi cung cấp những tài liệu cần thiết cho việc nâng cao và phát triển trình độ của cán bộ trong nhà trường.

- Quyền hạn: Phịng cơng nghệ thông tin thư viện phục vụ trong việc tìm kiếm tài liệu cho các em sinh viên, cùng với các em sinh viên tạo nên môi trường học tập lành mạnh trong nhà trường. Tuy nhiên, đối với những trường hợp các em sinh viên hoặc các học viên khơng có ý thức giữ gìn đối với tài sản của nhà trường thì phịng có thể thơng báo hoặc có những giải pháp cùng với các bộ phận khác có các giải pháp cảnh cáo đối với những trường hợp này, giúp cho không ảnh hưởng đến các sinh viên khác. Phòng

+ Trung tâm Tư vấn - hỗ trợ sinh viên

- Vị trí: Là nơi để thực hiện các hoạt động liên quan đến tư vấn, hỗ trợ sinh viên

trong các hoạt động như học tập, lao động, ở nội trú. Đồng thời cũng là sợi dây liên kết giữa nhà trường và gia đình thơng qua kết quả học tập hàng năm của các em.

- Chức năng: Trung tâm tư vấn - hỗ trợ sinh viên là nơi cung cấp các thông tin, giải đáp các thắc mắc của các em sinh viên về các vấn đề học tập, rèn luyện, lao động, ở nội trú trong kí túc xá. Trung tâm cũng là nơi đưa ra các lịch lao động và quản lý lao động của các em sinh viên. Kết thúc mỗi học kì, trung tâm kết hợp với phịng Cơng tác học sinh sinh viên và phòng Đào tạo, gửi kết quả học tập của từng em sinh viên về gia đình để gia đình nắm bắt được hiện trạng học tập của con em mình. Bên cạnh đó, thơng qua trung tâm này, sinh viên có thể tìm cho mình được việc làm bán thời gian để kiếm thêm thu nhập.

- Quyền hạn: Trung tâm tư vấn hỗ trợ học sinh sinh viên, có quyền hạn giải quyết các thắc mắc của các em. Với những em ở Nội trú trong kí túc xá, trung tâm được quyền quản lý và ra quyết định. Nếu có sinh viên nào khơng chấp hành đầy đủ nội quy trong Kí túc xá của trường, trung tâm nhắc nhở và khiển trách. Đối với kết quả học tập gửi về cho gia đình, nếu gia đình và học sinh có thắc mắc, trung tâm phải

có trách nhiệm giải quyết thỏa đáng cho các em sinh viên và phụ huynh học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)