Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông (Trang 28 - 32)

trường đại học

1.4.1. Các yếu tố bên trong

Các yếu tố bên trong ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các trường đại học cụ thể là:

Thứ nhất, mục tiêu chiến lược phát triển của nhà trường: thông qua mục tiêu

chiến lược phát triển của nhà trường sẽ ảnh hưởng đến định hướng cho chủ trương, chiến lược phát triển nhân sự, tạo ra đội ngũ quản lý phù hợp và có đầy đủ năng lực, triển vọng cho nhà trường.

Hai là, chủ trương chiến lược của nhà trường đầu tư cho công tác nâng cao

chất lượng nguồn nhân lực trong các trường đại học. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện nay tại các nhà trường là một vấn đề được quan tâm hàng đầu. Bởi chất lượng nguồn nhân lực tốt thì mới tạo ra được đội ngũ lao động tốt, đáp ứng được yêu cầu thực tế của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Từ kết quả việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ làm cho nhà trường đảm bảo được vị thế của mình trong xã hội. Chính vì vậy, hiện nay tất cả các trường đại học, cao đẳng luôn chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giảng viên và nhân viên lên hàng đầu thông qua các chế độ ưu đãi đặc biệt cho người học. Nhà trường có các chủ trương, chính sách đúng đắn sẽ tạo ra một khơng khí, tinh thần học tập không ngừng nghỉ của các giảng viên, công nhân viên. Bản thân họ sẽ ý thức được việc nâng cao trình độ là điều cần thiết để có thể tồn tại và phát triển được trong tương lai. Từ đó nhà trường sẽ có được đội ngũ nhân sự hùng hậu, đáp ứng được yêu cầu thực tế đặt ra về trình độ chun mơn, ngoại ngữ và tin học. Nếu nhà trường không quan tâm đến chủ trương đầu tư cho nâng cao chất lượng, hoặc việc thực hiện chỉ mang tính chất hình thức, nửa vời, khơng sát sao kiểm tra. Kết quả trường đó sẽ ngày càng tụt lùi, không đáp ứng được u cầu thực tế. Từ đó, khơng có sinh viên, nhà trường sẽ không đủ điều kiện để đào tạo, các giảng viên và công nhân viên không tâm huyết với nghề, khơng có ý thức cố gắng phấn đấu vươn lên. Nói tóm lại, chủ trương chính sách nâng cao trình độ của nhà trường mang tính chất sống cịn trong quyết định vị thế, sự thành công của công tác nâng cao chất lượng nguồn

nhất trí giữa tất cả các cán bộ, giảng viên, cơng nhân viên trong cùng một đơn vị. Bên cạnh chủ trương tốt, nhà trường cần có chiến lược hợp lý, rõ ràng phù hợp với thực tế. Các chiến lược của nhà trường cần mang tính chất thời kì, theo từng giai đoạn cụ thể, mỗi giai đoạn cần đưa ra mục tiêu cụ thể và chỉ rõ ràng các cá nhân, tập thể cần phải đạt được mục tiêu đã đề ra. Có như vậy, tồn bộ các giảng viên, công nhân viên, các tập thể mới có trách nhiệm hồn thành đầy đủ mục tiêu đã đăng kí. Để làm tốt được việc này, thì ban lãnh đạo nhà trường phải đưa ra được các chiến lược cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của nhà trường, đồng thời đánh giá được tính hiệu quả của chiến lược mình đưa ra nhằm có những giải pháp cho từng thời kì phát triển sau đó của nhà trường.

Ba là, chế độ đãi ngộ, chế tài hợp lý cho các giảng viên và nhân viên đạt

được trình độ. Cùng với sự phát triển khơng ngừng của khoa học kĩ thuật thì trình độ của người lao động cũng ngày được nâng cao. Điều này ảnh hưởng đến cách nhìn nhận, cống hiến của họ đối với cơng việc, nó cũng làm thay đổi những địi hỏi, thỏa mãn, hài lịng với cơng việc họ đang cống hiến. Nhiệm vụ của nhà trường muốn thúc đẩy khả năng học tập, nghiên cứu khoa học của các giảng viên, công nhân viên đem lại hiệu quả cao nhất cho nhà trường thì ngay từ đầu nhà trường đã phải có kế hoặc cụ thể cho việc động viên khuyến khích đó thơng q các chế độ lương, thưởng, cân nhắc các vị trí thích hợp phù hợp với chun mơn, sở thích và sở trường của họ. Nếu khơng có những chế độ ưu đãi, chế tài cụ thể cho cơng tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, thì giảng viên, cơng nhân viên có đạt được đầy đủ các trình độ đã đề ra mà chất lượng cuộc sống lại giảm do phải chăm lo nhiều thứ, khơng đủ kinh phí để trang trải các khoản. Điều này dẫn tới tình trạng họ khơng nhiệt tình với cơng việc, khơng n tâm cống hiến hết mình cho nhà trường.

Bốn là, công tác bồi dưỡng giảng viên và nhân viên trong các trường đại học

phải toàn diện ở chỗ trong quá trình xây dựng và phát triển của nhà trường phải đồng bộ giữa công tác nâng cao trình độ với cơng tác lập kế hoạch. Việc lập kế hoạch tốt sẽ giúp cho ban lãnh đạo nhà trường nắm được kết quả và hiệu quả của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại đơn vị mình. Từ đó mới đưa ra được chiến lược tiếp theo đáp ứng được yêu cầu của thực tế.

1.4.2. Các yếu tố bên ngoài

Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại mỗi đơn vị trong cơ sở đào tạo giáo dục là một điều không thể thiếu. Tuy nhiên, lại gặp rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác này. Bên cạnh những yếu tố bên trong thì các yếu tố bên ngoài cũng khơng kém phần quan trọng, các yếu tố đó có thể là:

Thứ nhất, yếu tố kinh tế thị trường. Chúng ta đều biết rằng trong những năm

vừa qua nền kinh tế thị trường ln có nhiều thay đổi và có nhiều sự biến động. Đó chính là sự tương tác giữa các nền kinh tế với nhau. Chính những thay đổi này ảnh hưởng không nhỏ đến việc đầu tư cho công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các trường đại học. Bởi có hai khía cạnh chịu ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố này. Đầu tiên là đời sống cơ sở vật chất của giảng viên, cán bộ công nhân viên bị thay đổi, bởi đời sống vật chất của cán bộ viên chức đều chịu sự ảnh hưởng của kinh tế thị trường. Nếu đời sống kinh tế mà ổn định, không lạm phát sẽ làm cho cuộc sống vật chất của cán bộ viên chức được ổn định, từ đó họ n tâm cơng tác và cống hiến cho sự nghiệp. Bên cạnh đời sống bị ảnh hưởng, việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh cũng thay đổi, bố mẹ luôn mong muốn con cái vào học những ngành “hot”, thời gian đào tạo nhanh, chính vì vậy các trường đại học cũng khơng ngừng cạnh tranh nhau để đưa ra các phương án làm sao tuyển được nhiều sinh viên nhất để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nhà trường, điều này cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc bố trí, sắp xếp và bồi dưỡng nhân sự trong nhà trường.

Nền kinh tế của nước ta luôn sôi động, không ngừng thay đổi. Nhà nước đã ln cố gắng duy trì để mang lại sự bình ổn và phát triển bền vững cho nền kinh tế thị trường, đã có những ưu đãi riêng cho ngành giáo dục như phụ cấp thâm niên nhà giáo, v..v. Điều này sẽ mang lại sự phát triển cho tất cả các thành phần kinh tế trong xã hội. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công tác nâng cao phát triển nguồn nhân lực tại các cơ quan, đơn vị đặc biệt là các cơ sở giáo dục.

Thứ hai, các chính sách của nhà nước đối với cơng tác nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực. Trong quá trình phát triển, Đảng và Nhà nước luôn coi việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là việc quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp phát triển nhà nước nhà. Chính vì vậy, Đảng và nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách hỗ

trợ, giúp đỡ cho những người lao động đang công tác ở các lĩnh vực khác nhau có điều kiện thuận lợi nhất để khơng ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ của bản thân, đáp ứng được yêu cầu tại đơn vị. Đảng và nhà nước cũng đã xác định được để có thể hội nhập được với thị trường quốc tế, đòi hỏi chúng ta ln có những khóa học, tập huấn bên nước ngồi. Thơng quan đó, chúng ta có thể học hỏi trực tiếp các công nghệ tiên tiến hàng đầu trên thế giới. Hàng năm, nhà nước đã cử rất nhiều các cá nhân, tập thể trong các lĩnh vực khác nhau sang các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Anh..để tham quan, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao khả năng hiểu biết và nhận thức của cán bộ nhân viên nói chung. Để khẳng định sự quan tâm, hàng năm, nhà nước đều có những buổi tun dương, khích lệ những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong lao động và sản xuất, mang lại hiệu quả cao cho xã hội thơng qua các hình thức khen thưởng khác nhau.

Thứ ba, việc xây dựng mối quan hệ hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực trong các trường đại học. Hiện nay, để một trường đại học phát triển và có vị thế trong xã hội thì việc hợp tác quốc tế, chuyển giao cơng nghệ là vấn đề cốt lõi. Thông quan việc hợp tác quốc tế, nhà trường sẽ có nhiều cơ hội trong việc định hướng học tập chuyên môn, liên kết đào tạo, đặc biệt thơng qua đó các đơn vị sẽ được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại. Tuy nhiên, việc hợp tác quốc tế mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với các trường đại học. Vì để việc hợp tác quốc tế được đầu tư thuận lợi và mang lại nhiều hiệu quả mà không tốn nhiều thời gian và chi phí thì việc nâng cao khả năng chuyên môn, ngoại ngữ của các giảng viên, nhân viên trong trường là điều cần thiết. Do vậy, nhà trường cần có kế hoạch cụ thể, chi tiết về chất lượng đội ngũ nhân sự để có thể tiếp cận đầy đủ phục vụ cho chương trình tiên tiến này. Bên cạnh đó việc chuyển giao cơng nghệ sẽ giúp cho các giảng viên, công nhân viên tiếp cận được với thực tế và có thêm được thu nhập không nhỏ cho nhà trường và cho bản thân. Nhà trường quan tâm đến lĩnh vực này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những người có khả năng thực sự nghiên cứu và cống hiến hết sức. Thơng qua hình thức này, nhà trường sẽ nâng cao được vị thế của mình trong xã hội, từ đó việc thu hút nhân sự, nguồn lực, sinh viên ngày càng mạnh mẽ hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)