Chương 2 :PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tạ
4.3.1. Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý
Trong nhà trường, muốn phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì quan trọng nhất phải tiếp tục kiện toàn được bộ máy tổ chức quản lý. Vì một đơn vị có cơ cấu tổ chức quản lý hợp lý là cơ sở tốt để bố trí, sử dụng nhân lực có hiệu quả; khai thác tối đa các tiềm năng cá nhân trong quan hệ hợp tác và tương tác giữa các thành viên khác nhau trong một tổ chức. Việc kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý sẽ tạo ra được đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đầy đủ năng lực và tư cách để đảm nhiệm những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Chính vì vậy, nhà trường cần tiếp tục củng cố, kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy tập trung một số nội dung chủ yếu như sau:
* Nội dung:
a. Củng cố, sắp xếp hợp lý các bộ phận chức năng
- Xây dựng bộ máy quản lý hiệu quả, tinh giản và thông suốt. Hiện tại, bộ máy quản lý của nhà trường cịn cồng kềnh đơi khi có nhiều đơn vị chức năng chưa thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, chỗ thừa chỗ thiếu. Do vậy, cần thiết phải làm cho
bộ máy quản lý của nhà trường hiệu quả hơn. Nếu bộ máy hiệu quả, tinh giản và thơng suốt thì sẽ làm cho các cơng việc của nhà trường diễn ra trôi chảy, giải quyết nhanh gọn tránh ùn tắc và đùn đẩy trong công tác của cán bộ viên chức
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức trên cơ sở xác định chức năng và nhiệm vụ của từng đơn vị và bộ phận. Các nhà quản lý cần phân định rõ chức năng nhiệm vụ giữa các bộ phận chức năng, gắn điều đó với trách nhiệm và nghĩa vụ. Các nhiệm vụ đã phân định bảo đảm không lấn sân, chồng chéo lên nhau nhằm thực hiện và phối hợp nhịp nhàng, có hiệu quả giữa các bộ phận và người điều hành. Điều này rất cần thiết vì nếu trong cơng tác mà bị chồng chéo lên nhau sẽ dễ dẫn đến không biết bộ phận nào chịu trách nhiệm.
- Hạn chế thành lập những phòng ban, trung tâm mới với những chức năng
tương tự để tránh bộ máy cồng kềnh, lãng phí nhân lực và tiền của. Thêm vào đó,
khuyến khích các phòng ban, trung tâm phát huy tối đa năng lực làm viê ̣c nhằm ta ̣o
nên một môi trường làm viê ̣c linh hoạt, năng động và hiê ̣u quả.
b. Nâng cao năng lực cán bộ quản lý:
Muốn phát triển và kiện tồn bộ máy tổ chức quản lý thì phải nâng cao được năng lực cho các cán bộ quản lý, năng lực quản lý được nâng cao thì đồng nghĩa với việc họ sẽ có được những kỹ năng cần thiết trong quản lý. Hoạt động đào tạo của nhà trường phụ thuộc phần lớn vào các cán bộ quản lý do đó nếu phát triển được năng lực cho các cán bộ quản lý cũng đồng nghĩa với việc tạo cho họ những kỹ năng cần thiết trong xử lý công việc của nhà trường. Để nâng cao năng lực của cán bộ quản lý thì nhà trường cần đưa ra những chương trình đào tạo như về kỹ năng quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý. Tuy nhiên, việc đào tạo cũng không thể ồ ạt mà nhất thiết phải chọn ra được những cán bộ nào cần được đào tạo ở những kỹ năng và kiến thức như thế nào, sau khi đào tạo họ sẽ thu được điều gì như vậy mới tránh được việc đào tạo không mang lại hiệu quả và gây lãng phí cho tổ chức.
* Phương hướng thực hiện:
- Để xây dựng được bộ máy quản lý hiệu quả, tinh giản và thông suốt nhà trường cần phải đưa ra được sự đánh giá đối với năng lực của từng cán bộ quản lý ở các nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Điều đó được thể hiện trong bản phân tích
và mơ tả cơng việc của từng cá nhân, nhà trường nên áp dụng phương pháp này để đánh giá.
- Nhà trường trong quá trình phát triển của mình phải gắn nhiệm vụ và sứ mệnh của nhà trường tới từng cán bộ quản lý bởi đây là những điều mà cán bộ quản lý phải biết và đảm nhận trong q trình cơng tác của mình.
- Muốn nâng cao được năng lực cho cán bộ quản lý thì nhất thiết phải có sự đồng tâm nhất trí giữa nhà trường với các cán bộ trong từng đơn vị. Quá trình phát triển bộ máy quản lý cũng như thực hiện phát triển cũng cần phải có sự sát sao và động viên kịp thời của Đảng ủy và ban giám hiệu để làm cho công tác này thực sự đưa lại cho những cán bộ quản lý năng lực và kỹ năng cần thiết giúp cho việc điều hành tốt hơn.