Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông (Trang 44)

Chương 2 :PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Đối với mỗi đơn vị, khi cần xây dựng, đánh giá kết quả thực hiện một vấn đề nào đó thì đều phải thơng qua một chỉ tiêu nhất định. Đó là những chỉ số cụ thể để từ những chỉ số này, người lãnh đạo có thể nhận xét, kết luận về số lượng, chất lượng, cơ cấu hiện có và khả năng sẽ có trong tương lai.

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng

- Chỉ tiêu về số lượng nguồn nhân lực: Chỉ tiêu về số lượng nguồn nhân lực cho biết số lượng nhân lực đó trong từng phịng, khoa, Trung tâm của trường đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông. Thông qua chỉ tiêu về số lượng này, tác giả sẽ phân tích được số lượng cán bộ giảng viên, nhân viên có phù hợp và đảm bảo yêu cầu trong từng đơn vị. Từ đó, sẽ có được sự phân cơng cơng việc hợp lý cho từng cá nhân. Cũng thông qua chỉ tiêu này sẽ đánh giá được việc thừa thiếu cán bộ giảng viên trong đơn vị đó dựa trên tổng số khối lượng công việc được giao so với số lượng người thực sự đang công tác trong đơn vị.

- Chỉ tiêu về tỷ lệ, cơ cấu, phân loại nguồn nhân lực: Chỉ tiêu về tỷ lệ cho biết tỷ lệ giảng viên trên sinh viên, tỷ lệ giữa các giảng viên có học hàm học vị giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ so với giảng viên chưa có học hàm học vị. Đây là một trong những tiêu chuẩn quan trọng đánh giá sự phát triển và tiềm năng của trường trong tương lai. Tỷ lệ về cơ cấu giảng viên, phân loại nguồn nhân lực thể hiện cơ cấu lao động trong nhà trường theo từng cấp học, ngành học dựa vào số lượng thống kê trên tổng số lượng cán bộ công nhân viên. Thông qua những chỉ tiêu này, chúng ta sẽ thấy được trình độ của các giảng viên, cán bộ công nhân viên trong trường. Cũng từ cơ cấu này, sẽ biết được số lượng tổng quan về nhân sự của từng khoa, từng ngành, nghề đang đào tạo trong trường. việc mở thêm ngành mới hoặc hủy bỏ ngành đều phụ thuộc vào cơ cấu lao động trong ngành đó.

- Chỉ tiêu đạt chuẩn về tiếng Anh và tin học: Để có thể hội nhập với nước ngồi thì mỗi giảng viên, nhân viên phải có trình độ tiếng anh và tin học. Do vậy, chỉ tiêu này sẽ cung cấp cho Ban giám hiệu biết những cá nhân nào đã đạt thành tích chứng chỉ, cá nhân nào chưa đạt được như đã đăng kí ban đầu. Từ chỉ tiêu này, nhà trường tiếp tục có kế hoạch bồi dưỡng cho giảng viên, nhân viên. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển lâu dài của nhà trường.

Chỉ tiêu về môi trường, điều kiện, phương tiện hỗ trợ giảng dạy: chỉ tiêu này là cơ sở vật chất mà nhà trường trang bị cho giảng viên, nhân viên và học viên trong tồn trường. Thơng qua các chỉ tiêu này cho ta thấy điều kiện thực tế của nhà trường như thế nào? Đã đủ đáp ứng cho học viên hay chưa? Những chỉ tiêu này sẽ thống kê về mặt tài sản trong nhà trường, qua đó đánh giá xem những điều kiện về cơ sở vật chất đã đáp ứng hay dư thừa cho việc đáp ứng nhu cầu người học cũng như các phương tiện giúp cho giảng viên và nhân viên trong trường thực hiện được đầy đủ nhiệm vụ của mình.

Cơng thức tính mơi trường giảng dạy: Số diện tích sử dụng cho tồn bộ

giảng viên, nhân viên trong trường/ người

=

Tổng diện tích của nhà trường (m2)

Số lượng nhân viên, giảng viên trong trường Kết quả của công thức này cho ta thấy được tổng diện tích m2 mà một người

quan về diện tích một người sử dụng, có thể đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của người đó hay khơng.

Cơng thức tính về điều kiện, phương tiện hỗ trợ giảng dạy: Số máy móc cho từng người

trong bộ phận =

Tổng số máy móc trong từng bộ phận (chiếc) Số lượng người trong bộ phận đó Kết quả của cơng thức trên cho thấy được tình hình chung về sử dụng máy móc trong một đơn vị, mỗi người trong đơn vị dùng đã đủ máy móc chưa.

Trong một nhà trường để đảm bảo yêu cầu về cơ sở vật chất phục vụ cho sinh viên ta cũng cần phải xem các trang thiết bị cho một phòng học đã đủ chưa, cần phải có một hệ thống chung các máy móc cho các phịng học thơng thường và các phịng học chun dụng như phịng thí nghiệm, phịng thực hành. Đối với mỗi loại phòng học trên ta lại có các chỉ tiêu riêng để đánh giá xem trang thiết bị đã đủ đáp ứng nhu cầu của người sử dụng hay chưa. Cịn đối với phịng thí nghiệm, phịng thực hành thì phải xét đến các loại máy móc cho từng mơn học đã đủ hay chưa, mỗi lần có thể phục vụ bao nhiêu sinh viên. Điều này ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động của nhà trường.

- Chỉ tiêu về thu nhập: Chỉ tiêu về tổng thu nhập của mỗi cán bộ công nhân viên sẽ phản ánh sự phát triển của trường đó. Bên cạnh thu nhập về lương bình quân hàng tháng, nhà trường cịn quan tâm đến khoản thu nhập ngồi lương như: phụ cấp thâm niên, phụ cấp trách nhiệm, thu nhập tăng thêm hàng tháng…Thông qua chỉ số này, nhà trường sẽ nắm được thu nhập bình qn của giảng viên, nhân viên. Từ đó, có chính sách quan tâm cụ thể tới những gia đình có hồn cảnh đặc biệt khó khăn. Bản thân giảng viên, nhân viên cũng thấy được tổng thu nhập của mình để yên tâm cống hiến và cơng tác.

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu định tính

- Ý thức giảng dạy và làm việc của giảng viên và nhân viên, nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên: Đây là chỉ số giúp cho Ban giám hiệu, lãnh đạo các Khoa, các Phòng ban hiểu rõ được thực trạng dạy và làm việc của các giảng viên, nhân viên. Để thực hiện được việc này, các trường đều có đội ngũ thanh tra. Kết quả của phòng thanh tra sẽ phản ánh những vi phạm và mức độ vi phạm của giảng viên, nhân viên. Đây cũng là căn cứ hàng năm để xếp loại thi đua khen thưởng của cán bộ

cấp của giảng viên, thông qua chỉ số nghiên cứu sẽ biết được năm nay nhà trường có bao nhiêu đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, bao nhiêu hội thảo, semina.v.v. Từ thực trạng này có thể định hướng được số lượng, kinh phí, cách thức hoạt động của cơng tác nghiên cứu khoa học trong thời gian tiếp theo.

- Sự hài lòng, thỏa mãn của giảng viên và nhân viên trong nhà trường được thể hiện: + Tỷ lệ thuyên chuyển, nghỉ việc: hàng năm có bao nhiêu giảng viên, nhân viên nghỉ việc hoặc thuyên chuyển công việc. Thơng qua chỉ tiêu này có thể nắm bắt kịp thời tâm tư nguyện vọng của giảng viên và nhân viên. Từ đó, giúp họ n tâm cơng tác và cống hiến cho nhà trường.

+ Cơ hội đào tạo, thăng tiến, lương bổng: Chỉ tiêu sẽ cho biết cơ hội được đào tạo trong và ngoài nước, sau khi đã đào tạo về thì cơ hội thăng tiến, mức lương bổng có được cải thiện tốt hơn nhiều hay không?

+ Đánh giá của sinh viên đối với cán bộ, giảng viên, nhân viên và chất lượng phục vụ trong nhà trường: Hàng kì học, nhà trường thường có những đánh giá của sinh viên về cơng tác giảng dạy của giảng viên và nhân viên các phịng ban. Thơng qua chỉ tiêu này sẽ nắm bắt kịp thời tình hình cơng tác của từng cán bộ cơng nhân viên, thơng qua đó sẽ chấn chỉnh và đưa ra giải pháp nhằm tối ưu hóa cơng tác đào tạo của nhà trường, giúp nhà trường có được những điều kiện tốt nhất cho sinh viên.

Chương 3

THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG 3.1. Tổng quan về trường Đại học CNTT và Truyền thông Thái Nguyên

3.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển

Trường đại học Công nghệ thông tin và Truyền thơng được hình thành từ Khoa Công nghệ thông tin, Khoa Công nghệ thông tin trước đây là đơn vị đào tạo thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên được thành lập ngày 14/12/2001 theo Quyết Định số 6946/QĐ-BGD ĐT-TCCB của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Khoa Cơng nghệ thơng tin thực hiện mơ hình phối hợp quản lý và đào tạo với Viện Công nghệ thông tin thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực Công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc nói riêng, cả nước nói chung. Trong những năm đầu tiên mới hình thành, nhà trường cịn gặp rất nhiều khó khăn về nguồn nhân lực và cơ sở vật chất. Được sự ủng hộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉnh Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên, các cán bộ giảng viên, nhân viên của trường đã không ngừng cố gắng, vượt qua mọi gian nan thử thách, phấn đấu xây dựng và phát triển Khoa Công nghệ thông tin ngày càng vững vàng, đạt được nhiều thành tích trong mọi lĩnh vực.

Với những thành tích đã đạt được sau 10 năm xây dựng và phát triển, ngày 30/3/2011, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông trên cơ sở nâng cấp Khoa CNTT thuộc Đại học Thái Nguyên.

Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông thực hiện mơ hình phối hợp quản lý và đào tạo với Viện Công nghệ thông tin thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Viện Nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hóa (thuộc Bộ Cơng Thương) có chức năng, nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực Công nghệ thông tin và truyền thông

Bắc nói riêng, cả nước nói chung.

Hiện tại (thống kê tháng 03/2015) trường có 510 cán bộ, giảng viên và nhân viên. Ttrong đó giảng viên cơ hữu là 342 giảng viên. Với trình độ GS, PGS, TSKH, TS là 19; số cán bộ giảng viên có trình độ thạc sĩ là 240 và hơn 60 cán bộ đang làm nghiên cứu sinh, hơn 50 cán bộ giảng viên đã và đang học tập tại nước ngoài.

Nhà trường hiện đang đào tạo 17 ngành trình độ đại học, một số chuyên ngành trình độ thạc sĩ thuộc 05 lĩnh vực: Công nghệ thông tin; Công nghệ điện tử và truyền thông; Công nghệ tự động hóa; Hệ thống thơng tin Kinh tế và Truyền thông đa phương tiện. Cho đến nay, nhà trường có quy mơ đào tạo trên 12.000 sinh viên và học viên cao học với số lượng sinh viên, học viên đã tốt nghiệp trên 10.000 người.

3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ

* Sứ mạng - chiến lược phát triển của nhà trường

+ Sứ mạng:

Sau 14 năm trưởng thành và phát triển, trường ĐH CNTT&TT đã đào tạo ra một lực lượng lao động lớn, có kiến thức, tay nghề vững vàng trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, Tin học gắn liền với kinh tế, Điện tử viễn thông..vv.. cho các tỉnh trung du vùng núi phía bắc nói chung và cả nước nói riêng. Trường cũng đã liên kết với các tỉnh để chuyển giao các công nghệ hiện đại vào phục vụ nhu cầu trong thực tế. Để có được kết quả như ngày hơm nay, nhà trường đã xác định và vạch rõ ràng đường lối phát triển của nhà trường. Với sứ mạng: “Trường Đại học Công nghệ

thông tin và truyền thông - Đại học Thái Nguyên là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học, sau đại học; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin và Truyền thơng phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”

+ Chiến lược phát triển:

Đứng trước tình hình kinh tế ngày càng phát triển trong và ngoài nước, trường ĐH CNTT&TT đã xây dựng chiến lược phát triển nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong sự nghiệp giáo dục. Với tinh thần phát huy sức mạnh tổng hợp “NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO, HIỆU QUẢ”, tăng cường hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng và các doanh nghiệp trong và ngoài nước;

Gắn đào tạo với thực tiễn, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về lĩnh vực cơng nghệ thơng tin và truyền thơng, góp phần phát triển kinh tế-xã hội khu vực Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam. Với chiến lược nhà trường đã đề ra, cùng với sự nỗ lực khơng ngừng của tồn bộ cán bộ giảng viên, nhân viên của trường sẽ đào tạo ra các kĩ sư tương lai có đầy đủ kiến thức và kĩ năng tiếp cận được với xu thế mới giúp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nhà trường ngày càng phát triển.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Trường đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Truyền thông

3.1.3.1. Cơ cấu tổ chức

Trường đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông gồm 8 khoa chuyên môn và bộ môn chuyên môn trực thuộc, 10 phòng ban và 7 trung tâm

Các khoa chuyên mơn gồm có:

- Khoa Khoa học cơ bản - Khoa Công nghệ thông tin

- Khoa Công nghệ điện tử và Truyền thông - Khoa Hệ thống thông tin kinh tế

- Khoa Cơng nghệ tự động hóa

- Bộ mơn Truyền thông đa phương tiện - Bộ mơn An tồn thơng tin

- Bộ môn Công nghệ ô tơ và hệ thống cảm biến

Các phịng ban:

- Phịng Hành chính - Tổ chức - Phịng Kế hoạch - Tài chính - Phịng Đào tạo

- Phịng Cơng tác học sinh sinh viên - Phịng Khảo thí và đảm bảo chất lượng - Phòng Thanh tra - Pháp chế

- Phịng Cơng nghệ thơng tin và thư viện - Phòng thực hành triển khai CNTT&TV

- Phịng Khoa học cơng nghệ và HTQT - Phòng Quản trị - Phục vụ

Các Trung tâm:

- Trung tâm Tư vấn - hỗ trợ sinh viên - Trung tâm, xúc tiến tuyển sinh - Trung tâm phát triển phần mềm - Trung tâm CNTT Kinh tế

- Trung tâm Nghiên cứu phát triển ứng dụng di động - Trung tâm ngoại ngữ SUNFLOWER

- Học viện mạng CISCO

3.1.3.2. Vị trí, chức năng, quyền hạn của từng Khoa và các phịng ban chính trong nhà trường

* Các Khoa chuyên mơn:

+ Vị trí: Trường đại học Cơng nghệ thơng tin & Truyền thơng gồm có 8 khoa chun mơn. Các khoa này là đơn vị quản lý hành chính cơ sở của trường. Cơ cấu của khoa bao gồm: Ban chủ nhiệm khoa, Hội đồng khoa học khoa, các bộ mơn, các phịng thí nghiệm. Khoa là đơn vị nòng cốt thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, quản lý trực tiếp đội ngũ cán bộ, giảng viên và HSSV của khoa.

+ Chức năng:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, tổ chức thực hiện và quản lý quá trình đào tạo các ngành, chuyên ngành thuộc khoa và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường;

- Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, chủ động khai thác các dự án hợp tác trong và ngoài nước; theo dõi chỉ đạo việc thực hiện đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước và cấp Bộ, quản lý các đề tài cấp cơ sở và các đề tài nghiên cứu theo hợp đồng các dịch vụ khoa học; tổ chức công tác nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng sinh viên giỏi trong khoa; tham gia công tác phát triển quy mô tuyển sinh đào tạo.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên thuộc khoa; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng để khơng ngừng nâng cao trình độ về chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đào tạo;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)