Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông (Trang 39)

Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Thái Nguyên

Từ thực tiễn và kinh nghiệm của các trường đại học trong nước, các trường đại học trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên về vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trường đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông nhận thức được sâu sắc rằng việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại đơn vị là điều quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, đây là việc cần rất nhiều tâm huyết, thời gian. Do vậy, muốn thực hiện và đạt kết quả tốt trong công tác này, Nhà trường cần phải rút kinh nghiệm từ các vấn đề sau:

Thứ nhất, các cấp quản lý cần phải có đủ trình độ và kinh nghiệm về chuyên môn, về khoa học quản lý nguồn nhân lực và thực hiện tốt các chức năng quản lý nguồn nhân lực trong Nhà trường. Từ đó đội ngũ quản lý có thể đưa ra những mục tiêu, chiến lược lâu dài trong công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Công tác này cần phải phân chia theo từng giai đoạn cụ thể. Mỗi giai đoạn cần chỉ rõ đơn vị hay cá nhân nào cần phải thực hiện. Kết thức mỗi giai đoạn cần có đánh giá kết quả hiện trạng để đưa ra được những điểm mạnh, điểm yếu, kịp thời đưa ra những chủ trương trong thời gian kế tiếp.

Thứ hai, trong công tác tuyển dụng mới nguồn nhân lực cần biết áp dụng những kỹ thuật mới, có hiệu quả cao trong việc tuyển dụng nhân tài. Phải thực hiện đúng quy trình tuyển dụng để tuyển dụng được người có đủ năng lực, trình độ chuyên môn và phẩm chất cần thiết theo yêu cầu công việc. Cần đưa ra những cơ chế đãi ngộ tốt ngay từ đầu để có thể thu hút những người có đầy đủ năng lực về ngoại ngữ và chuyên môn.

Thứ ba, để nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực cần phải có kế hoạch cho đội ngũ cán bộ giảng viên, nhân viên đi học tập tại các nước tiên tiến, các đơn vị có chất lượng tốt. Từ đó, bản thân các cán bộ giảng viên, nhân viên mở mang thêm được các kiến thức chuyên môn và đặc biệt là ngoại ngữ.

Thứ tư, Phải thiết kế nội dung công việc và tiêu chuẩn thực hiện công việc cụ thể của từng vị trí, quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng cho từng người thực hiện. Sử dụng và đánh giá CBVC công bằng dựa trên năng lực hoàn thành công việc là chính. Lấy năng lực, trình độ chuyên môn, tinh thần, khả năng hoàn thành công việc và thâm niên công tác làm cơ sở đề bạt, thăng tiến.

Thứ năm, Cần phải quan tâm tốt đến chế độ đãi ngộ. Các chế độ đó phải mang tính công bằng và kích thích tinh thần đội ngũ lao động và đặc biệt phải tương xứng với công sức, trình độ chuyên môn và hiệu quả kinh tế của công việc hoàn thành mang lại. Phải tạo môi trường để người lao động làm việc thoải mái và yên tâm công tác, tạo ra sự bình đẳng giữa các giảng viên, nhân viên, giữa giảng viên và nhân viên với các nhà quản lý trong tổ chức.

Bên cạnh đó, để làm tốt công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực này thì những công tác khác cũng phải được thực hiện tốt như: bài giảng giáo trình, cơ sở vật chất, khen thưởng kỉ luật ..v.v. Vì để đem lại hiệu quả cao nhất thì tất cả các công tác đó đều phải đồng bộ, vì chúng có mỗi quan hệ mật thiết với nhau. Trường Đại học CNTT&TT, mặc dù mới trải qua 14 năm hình thành và phát triển, nhưng do học hỏi được kinh nghiệm từ các trường có bề dày trong lĩnh vực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, sự đúc kết và rút kinh nghiệm cộng thêm sự quyết đoán mạnh mẽ của ban giám hiệu nên việc đầu tư cho công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại đơn vị được triển khai một cách mạnh mẽ và đã đem lại hiệu quả cao trong thời gian qua.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường đại học như thế nào?

- Thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 diễn ra như thế nào?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Thái Nguyên?

- Để nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực tại trường đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Thái Nguyên cần có những giải pháp nào?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Với mục đích làm rõ chất lượng nguồn nhân lực tại trường đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Thái Nguyên để từ đó đưa ra được các đề xuất, giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại đơn vị, trong luận văn tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu dưới đây.

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Vấn đề trọng tâm mà đề tài nghiên cứu là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Thái Nguyên nên điểm nghiên cứu là tại trường đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Thái Nguyên.

Trường đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông là một trường thuộc đại học Thái Nguyên, chịu trách nhiệm đào tạo ra nguồn nhân lực Công nghệ thông tin, điện tử và truyền thông có chất lượng cao cho các tỉnh vùng núi trung du phía Bắc. Trong những năm gần đây, xã hội ngày càng phát triển, việc đào tạo ra nguồn sinh viên chất lượng cao phải được đảm bảo thông qua các tiêu chí chuẩn đầu ra của Bộ giáo dục và Đào tạo. Trước những thách thức này, trường đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông đã không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo, đặc biệt là công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trải qua hơn 10 năm phát triển và trưởng thành, với sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ, giảng

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

Khi tiến hành nghiên cứu khách thể thì chủ thể nghiên cứu có thể sử dụng nguồn số liệu đã có sẵn từ các phòng ban chức năng trong trường, đã được công bố hoặc tự mình thực hiện việc thu thập số liệu cần thiết để nghiên cứu. Vì thế, phương pháp thu thập thông tin có 2 loại là các phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và các phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

2.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Là dữ liệu có sẵn đã được thu thập từ trước như: Luật giáo dục; các loại văn bản của Nhà nước quy định về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các trường

đại học. Việc thu thập số liệu tổng thể nói chung và số liệu liên quan đến quá trình

tổ chức các hoạt động chất lượng nguồn nhân lực thông qua ban giám hiệu nhà trường, các phòng chức năng. Hệ thống số liệu được thu thập bằng cách đọc, sao chép hoặc trích dẫn từ các báo cáo số liệu, báo cáo kết quả hoạt động hàng năm của trường đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Thái Nguyên để làm cơ sở nghiên cứu, đánh giá về thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại đơn vị.

2.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Các tài liệu cần thu thập là các ý kiến về các vấn đề liên quan đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nhà trường. Thông qua phỏng vấn và điều tra trực tiếp các ý kiến sẽ được tổng hợp vào trong các bảng biểu nhằm phân tích và đưa ra các kết luận về các vấn đề cần điều tra.

Đối tượng điều tra về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở trong trường đại học cần thiết phải được nhân rộng và bám sát vào tình hình thực tế của nhà trường. Các đối tượng này bao gồm: Các nhà quản lý: Các nhà quản lý sẽ cho ta biết được những nội dung mà ban lãnh đạo nhà trường cho là cần thiết và phải được củng cố trong những năm tiếp theo. Mục tiêu trong những năm sắp tới của nhà trường là gì. Khi phỏng vấn điều tra các nhà quản lý thì ta sẽ có được cái nhìn tổng quát về định hướng sự phát triển của nhà trường.

Các giảng viên: Các giảng viên luôn là những vấn đề trọng tâm về đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nhà trường. Qua phỏng vấn các giảng viên ta sẽ thấy được nhu cầu của họ về đào tạo như thế nào? Họ có đủ điều kiện để đáp

ứng được những nhu cầu mà nhà trường đề ra hay không? Họ có mong muốn gì trong thời gian sắp tới. Các nhân viên làm việc làm việc tại các phòng ban, phòng thực hành, thực tập. Các nhân viên chính là một phần quan trọng trong việc giúp các công việc của nhà trường được tiến hành trôi chảy, việc nâng cao trình độ của họ cũng là việc làm rất cần thiết. Thông qua phỏng vấn điều tra sẽ giúp cho ta khái quát được trình độ hiện, tại của họ, họ cần phải được đào tạo thêm về những kiến thức gì trong tương lai và cần phải đáp ứng những yêu cầu gì của họ như trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho công việc hay những kỹ năng xử lý trong công việc của họ.

Các sinh viên, học viên cao học và các sinh viên quốc tế: Thông qua phỏng vấn điều tra các sinh viên và học viên trong nhà trường ta có thể thấy được sự hài lòng của họ về môi trường giáo dục trong nhà trường như thế nào? Có mang lại hiệu quả thực sự cho người học hay không? Những yêu cầu của họ cần được đáp ứng trong tương lai là gì về mặt chất lượng giảng dạy như thế nào. Do số lượng giảng viên của nhà trường lớn nên chọn mẫu là 204, trong đó có 24 nhà quản lý, 100 giảng viên và 80 nhân viên làm việc tại cơ quan để điều tra và khảo sát.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp số liệu

Trên cơ sở các thông tin thu thập, tổng hợp xử lý các số liệu theo các tiêu thức phân tổ thống kê để so sánh, đối chiếu và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng cần đưa ra. Bên cạnh đó, sử dụng bảng tính toán EXCEL trên máy vi tính để xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu nhằm đạt được mục tiêu nghiên cần cứu.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

Phương pháp phân tích thông tin được sử dụng để phân tích đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại trường, đánh giá mức độ đạt được hiệu quả trong quá trình tổ chức công tác chất lượng nguồn nhân lực của Nhà trường. Có rất nhiều phương pháp phân tích nhưng trong luận văn tác giả sử dụng các phương pháp:

+ Phương pháp thống kê mô tả: từ các số liệu thu thập được, xây dựng hệ thống bảng biểu để phân tích, mô tả sự biến động và xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế xã hội, từ đó rút ra những kết luận cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu và ứng dụng. Ở phương pháp này tác giả tập trung vào khai thác, đánh giá, phân tích số liệu về tình hình đội ngũ nhân sự tại trường và chất lượng của

nguồn nhân lực. Qua đó, sẽ đưa ra được các giải pháp phù hợp với yêu cầu thực tế tại đơn vị.

+ Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải đồng nhất cả về thời gian và không gian. Tùy theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể sử dụng số tuyệt đối hoặc tương đối hoặc số bình quân. Đối với trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông thì sự so sánh này được thể hiện giữa trình độ của cán bộ viên chức đạt được theo từng năm cụ thể, có được như mục tiêu của nhà trường không. Về mặt số lượng so sánh theo từng năm tăng lên hay giảm xuống, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của nhà trường như thế nào.

+ Phương pháp phân tích SWOT: Sử dụng mô hình phân tích SWOT để phân tích đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức từ đó đưa ra được những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nhà trường trong thời gian tới.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Đối với mỗi đơn vị, khi cần xây dựng, đánh giá kết quả thực hiện một vấn đề nào đó thì đều phải thông qua một chỉ tiêu nhất định. Đó là những chỉ số cụ thể để từ những chỉ số này, người lãnh đạo có thể nhận xét, kết luận về số lượng, chất lượng, cơ cấu hiện có và khả năng sẽ có trong tương lai.

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng

- Chỉ tiêu về số lượng nguồn nhân lực: Chỉ tiêu về số lượng nguồn nhân lực cho biết số lượng nhân lực đó trong từng phòng, khoa, Trung tâm của trường đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông. Thông qua chỉ tiêu về số lượng này, tác giả sẽ phân tích được số lượng cán bộ giảng viên, nhân viên có phù hợp và đảm bảo yêu cầu trong từng đơn vị. Từ đó, sẽ có được sự phân công công việc hợp lý cho từng cá nhân. Cũng thông qua chỉ tiêu này sẽ đánh giá được việc thừa thiếu cán bộ giảng viên trong đơn vị đó dựa trên tổng số khối lượng công việc được giao so với số lượng người thực sự đang công tác trong đơn vị.

- Chỉ tiêu về tỷ lệ, cơ cấu, phân loại nguồn nhân lực: Chỉ tiêu về tỷ lệ cho biết tỷ lệ giảng viên trên sinh viên, tỷ lệ giữa các giảng viên có học hàm học vị giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ so với giảng viên chưa có học hàm học vị. Đây là một trong những tiêu chuẩn quan trọng đánh giá sự phát triển và tiềm năng của trường trong tương lai. Tỷ lệ về cơ cấu giảng viên, phân loại nguồn nhân lực thể hiện cơ cấu lao động trong nhà trường theo từng cấp học, ngành học dựa vào số lượng thống kê trên tổng số lượng cán bộ công nhân viên. Thông qua những chỉ tiêu này, chúng ta sẽ thấy được trình độ của các giảng viên, cán bộ công nhân viên trong trường. Cũng từ cơ cấu này, sẽ biết được số lượng tổng quan về nhân sự của từng khoa, từng ngành, nghề đang đào tạo trong trường. việc mở thêm ngành mới hoặc hủy bỏ ngành đều phụ thuộc vào cơ cấu lao động trong ngành đó.

- Chỉ tiêu đạt chuẩn về tiếng Anh và tin học: Để có thể hội nhập với nước ngoài thì mỗi giảng viên, nhân viên phải có trình độ tiếng anh và tin học. Do vậy, chỉ tiêu này sẽ cung cấp cho Ban giám hiệu biết những cá nhân nào đã đạt thành tích chứng chỉ, cá nhân nào chưa đạt được như đã đăng kí ban đầu. Từ chỉ tiêu này, nhà trường tiếp tục có kế hoạch bồi dưỡng cho giảng viên, nhân viên. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển lâu dài của nhà trường.

Chỉ tiêu về môi trường, điều kiện, phương tiện hỗ trợ giảng dạy: chỉ tiêu này là cơ sở vật chất mà nhà trường trang bị cho giảng viên, nhân viên và học viên trong toàn trường. Thông qua các chỉ tiêu này cho ta thấy điều kiện thực tế của nhà trường như thế nào? Đã đủ đáp ứng cho học viên hay chưa? Những chỉ tiêu này sẽ thống kê về mặt tài sản trong nhà trường, qua đó đánh giá xem những điều kiện về cơ sở vật chất đã đáp ứng hay dư thừa cho việc đáp ứng nhu cầu người học cũng như các phương tiện giúp cho giảng viên và nhân viên trong trường thực hiện được đầy đủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)