Quan điểm, mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông (Trang 93 - 96)

Chương 2 :PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Quan điểm, mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường đại học

học Công nghệ thông tin và Truyền thông

4.2.1. Quan điểm

Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông từ khi thành lập năm 2011 đến năm 2015 đã ln cố gắng phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn thử thách nhằm phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nhà trường. Ban lãnh đạo nhà trường luôn giữ vững quan điểm để có thể phát triển và có được vị thế trong xã hội thì chất lượng nguồn nhân lực là điều quan trọng nhất. Chỉ có chất lượng nguồn nhân lực cao mới phục vụ và đáp ứng được cho công tác đào tạo đồng thời đem lại hiệu quả cao nhất và hoàn thiện nhất trong sự nghiệp giáo dục. Để làm được điều này nhà trường đã luôn thúc đẩy các giảng viên và nhân viên bằng cách xây dựng các tiêu chí đánh giá chung để các cán bộ biết hiện tại trình độ của mình đang ở đâu, cần phải bồi dưỡng và học tập những gì nhằm đem lại hiệu quả trong cơng tác giảng dạy. Từ đó, bản thân các giảng viên và nhân viên phải luôn phấn đấu để đến hết năm 2015 phải hoàn thành được những mục tiêu mà nhà trường đề ra cho tiếng anh và tin học.

4.2.2. Mục tiêu

* Mục tiêu về số lượng:

Nhà trường trong quá trình phát triển của mình đã ln đặt ra mục tiêu về số lượng cán bộ viên chức, bởi số lượng của một tổ chức quyết định xem tổ chức đó có

lớn mạnh hay khơng? Theo số liệu của phịng Hành chính tổ chức mục tiêu về số lượng của nhà trường như sau:

Bảng 4.1. Mục tiêu về số lượng viên chức đến năm 2020

STT Loại hình Hiện trạng đến 6 / 2015 Mục tiêu đến năm 2020 1 Tổng số cán bộ viên chức (CBVC) 510 750 2 Cán bộ giảng (CBGD) 342 550 3 Cán bộ phục vụ giảng dạy 168 200 4 Tỷ lệ CBGD/CBVC (%) 67,05% 73,33%

(Nguồn: Phịng Tổ chức hành chính, trường ĐH CNTT&TT)

Bảng 4.2. Mục tiêu về trình độ CBVC đến năm 2020

STT Trình độ CBVC Hiện trạng đến 6 / 2015 Mục tiêu đến năm 2020

1 GS 0 3

2 PGS 1 53

3 Tiến sĩ 19 93

4 Thạc sĩ 240 320

Tổng 260 469

(Nguồn: Phịng tổ chức hành chính, trường đại học CNTT & TT)

Theo bảng 4.2, dựa trên số lượng nguồn nhân lực đã và đang có, nhà trường đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020 phải tăng thêm về số lượng, đặc biệt là học hàm học vị. Vì có nhiều người có học hàm học vị cao sẽ giúp cho công tác đào tạo của nhà trường phát triển mạnh mẽ và là nguồn động lực thúc đẩy những người còn lại tiếp tục phấn đấu và khẳng định mình. Việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một quá trình lâu dài, dựa trên những cơ sở thực tế của mình nhà trường đã đặt ra mục tiêu cụ thể giúp cho hồn thiện q trình này.

*Mục tiêu về chất lượng:

Về chất lượng giảng dạy: Vấn đề chất lượng giảng dạy luôn được nhà trường đề ra và là mục tiêu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nhà trường. Đây

lượng giảng dạy theo hướng tích cực hóa. Tất cả các giảng viên đều phải tham gia vào nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tiếp xúc với các cơ quan doanh nghiệp nơi sẽ tuyển dụng sản phẩm đào tạo của nhà trường. Chỉ có như vậy, giảng viên không những nâng cao về lý thuyết mà còn nâng cao về cả kĩ năng thực tế, giúp cho bài giảng được hay, sinh động, đáp ứng yêu cầu thực tế. Bên cạnh đó, chất lượng giảng dạy của giảng viên cũng được thể hiện qua sự đánh giá của sinh viên trong việc đăng kí lớp học. Nếu những giảng viên nào không đạt được chuẩn về giờ giảng nghĩa là giảng viên đó khơng thu hút được sinh viên.

Về chất lượng phục vụ đào tạo: Cơng tác phục vụ đào tạo là tiêu chí chung để nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, đến năm 2020 nhà trường có mục tiêu cơng tác phục vụ đào tạo phải được hoàn toàn thống nhất và mang lại sự hài lòng cho các giảng viên, học viên và sinh viên trong toàn trường.

*Mục tiêu về năng lực:

Nghiên cứu khoa học, chuyển giao cơng nghệ: nội dung chính của cơng tác NCKH từ nay đến năm 2020 là tập chung đầu tư, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học kĩ thuật vào thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời triển khai các hợp đồng NCKH và chuyển giao công nghệ với các địa phương, các doanh nghiệp; chú trọng các đề tài có tính ứng dụng thực tế cao, tập chung vào các lĩnh vực: phần mềm ứng dụng, tựu động hóa, mạng viễn thơng.

Tự bồi dưỡng: để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bản thân mỗi giảng viên, nhân viên trong trường luôn ý thức được việc tự bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ của bản thân. Mục tiêu của nhà trường đến năm 2020, tất cả các giảng viên, nhân viên đều đạt chuẩn về trình độ ngoại ngữ và IC3. Bên cạnh đó, nhà trường khuyến khích các giảng viên tham gia các khóa học ngắn và dài hạn nhằm bổ sung và trang bị thêm các kiến thức, kĩ năng mới, hiện đại đáp ứng được nhu cầu của thực tế.

* Mục tiêu về chất lượng đầu ra của sinh viên:

Trong bảng 3.6, theo thống kê của phịng Cơng tác học sinh, sinh viên của nhà trường thì trong năm 2014 nhà trường có khảo sát được 764 em sinh viên ra trường, trong đó có 608 em phản hồi. Theo số liệu điều tra, có 595 em trong 608

nghề. Như vậy, số lượng sinh viên có việc làm và làm đúng ngành nghề sau khi ra trường là tăng so với các năm 2013là 16,58%. Điều này thể hiện chất lượng đào tạo của nhà trường, qua đó cũng phần nào khẳng định được vị thế của nhà trường trong công tác đào tạo sinh viên. Nhà trường đặt ra mục tiêu đến năm 2020 những sinh viên tốt nghiệp ra trường đều sẽ có việc làm, bởi nhà trường đang đào tạo theo định hướng nhu cầu xã hội và trang bị cho các em ngồi kiến thức chun mơn, kiến thức thực tế còn trang bị thêm những kỹ năng mềm và trình độ tiếng anh của sinh viên những ngành cơ bản yêu cầu đạt trên 400 TOEFL IBT, cịn đối với sinh viên chương trình tiên tiến là trên 500 TOEFL. Với những mục tiêu đặt ra cụ thể như vậy làm cho nhà trường xác định được rõ những việc cần phải làm để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, qua đó nâng cao chất lượng đầu ra của sinh viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)