Thứ nhất, yếu tố kinh tế thị trường:
Hiện nay, nền kinh tế ngày càng phát triển mang lại những lợi ích to lớn trong công cuộc giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đất nước ta không tránh khỏi bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế của nền kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng cao. Hệ thống các trường đại học trong cả nước tăng nhanh làm cho sự cạnh tranh giữa các trường đại học ngày càng lớn. Hơn nữa, sự đào tạo ồ ạt không quan tâm đến nhu cầu xã hội đã mang lại những hậu quả đáng tiếc. Nhiều sinh viên ra trường không có việc làm phải tìm kiếm nghề khác không phù hợp với chuyên ngành của mình và sự thừa nhân lực ở độ tuổi làm việc gây ra gánh nặng lớn cho xã hội. Trường đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông cũng không tránh khỏi hiện tượng trên, các em sinh viên ra trường không tìm được việc làm chiếm tỷ lệ khá lớn, một số ngành có tỷ lệ việc làm ít. Để khắc phục các tình trạng đó, trong những năm gần đây nhà trường đã tập trung cho phát triển những ngành mũi nhọn, đáp ứng trực tiếp nhu cầu của xã hội như lập trình trên mobie, kỹ thuật y sinh, xây dựng và thiết kế phần mềm…
Thứ hai, các chính sách của nhà nước:
Trong những năm gần đây, nhà nước ta đã coi việc nâng cao phát triển nguồn nhân lực là chính sách hàng đầu tại mỗi cơ quan, doanh nghiệp. Nhà nước đã có rất nhiều những chính sách ưu đãi riêng cho các ngành đặc thù, đặc biệt là ngành giáo dục. Với những chính sách cụ thể như phụ cấp tiền đứng lớp hàng tháng, phụ cấp thâm niên, chế độ đãi ngộ dành cho giáo viên, giảng viên đang công tác tại vùng sâu vùng xa, chế độ đãi ngộ cho người có học hàm tiến sĩ, phó giáo sư đã một phần nào làm cho đời sống của các giảng viên, đặc biệt là những người có học hàm học vị cao đã và đang tập chung nghiên cứu tìm ra cái mới được yên tâm công tác và công hiến. Tuy nhiên, nhìn trên tổng thể mặt bằng chung, thì những người đã và đang công tác trong ngành giáo dục vẫn về kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những giảng viên trẻ, mới ra trường, những nhân viên đã và đang công tác trong
ngành giáo dục nhưng đang làm tại các phòng ban.
Thứ ba, đối thủ cạnh tranh:
Kinh tế thị trường không ổn định, các trường đại học gia tăng, nhiều ngành nghề được mới được mở ra liên tục, số lượng học sinh dự thi đại học ngày càng giảm. Chính do vậy, bản thân các trường đai học, cao đẳng luôn phải cạnh tranh nhau để tồn tại và phát triển. Trường đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông là một trường mới thành lập không lâu, chưa có bề dày kinh nghiệm như các trường thành viên có bề dày lịch sử khác nên còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Ban giám hiệu nhà trường, các cán bộ giảng viên nhân viên đã không ngừng đoàn kết, cố gắng nỗ lực hết sức nhằm bồi dưỡng nâng cao vị thế của trường trong xã hội. Cho đến giai đoạn này, nhà trường đã ngày càng khẳng định được vị thế của mình. Hàng năm, nhà trường đã đào tạo ra những đội ngũ kĩ sư có tay nghề cao, đảm nhận nhiều vị trí chủ chốt trong các công ty, doanh nghiệp. Nhiều trường đại học trong và ngoài nước đã đến trao đổi, hợp tác và liên kết. Đây là một thành quả đáng trân trọng mà nhà trường đã có được.