Chính sách đãi ngộ nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông (Trang 26 - 28)

1.3. Nội dung nghiên cứu về công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tạ

1.3.5. Chính sách đãi ngộ nguồn nhân lực

Chế độ chính sách đãi ngộ là một trong những yếu tố không thể thiếu trong việc thu hút nhân tài. Trong xã hội hiện nay, những đòi hỏi về vật chất của con người phù hợp với công sức bỏ ra là hồn tồn thỏa đáng. Do vậy, để có được người tài, ngay từ khi tuyển dụng mới và đối với những người đang công tác tại đơn vị, cơ sở giáo dục cần đưa ra những chế độ đãi ngộ phù hợp với năng lực của đối tượng.

* Đãi ngộ vật chất

Đãi ngộ vật chất là một động lực quan trọng thúc đẩy con người làm việc nhiệt tình với tinh thần trách nhiệm, phấn đấu nâng cao hiệu quả công việc được giao.

Đãi ngộ vật chất được thông qua chế độ tiền lương. Đối với những người làm cơng ăn lương thì tiền lương thể hiện tài năng và địa vị của họ, vừa thể hiện sự đánh giá của cơ quan và xã hội về cơng lao đóng góp cho tập thể của họ.

Ngoài tiền lương các cán bộ giảng viên, nhân viên còn nhận được các khoản tiền bổ sung như: phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng. Trong đó tiền thưởng là một cơng cụ mang tính chất khuyến khích vật chất mạnh mẽ đối với cán bộ giảng viên, nhân

thưởng khẳng định tính vượt bậc về thành tích của người lao động đồng thời động viên người lao động khơng ngừng phấn đấu đạt thành tích cao.

* Đãi ngộ tinh thần

Đãi ngộ tinh thần giữ vai trò quan trọng nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu đa dạng của người lao động, đặc biệt là đội ngũ cán bộ giảng viên, nhân viên. Mức sống càng cao thì nhu cầu về tinh thần ngày càng cao, khuyến khích tinh thần chính là biện pháp được áp dụng để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người lao động.

Các biện pháp khuyến khích tinh thần:

- Sử dụng đúng khả năng, bố trí cơng việc phù hợp với khả năng và nguyện vọng của mỗi người, tạo điều kiện để họ nâng cao trình độ.

- Tỏ thái độ quan tâm chân thành đối với đội ngũ cán bộ giảng viên, nhân viên: nắm vững tên tuổi, hồn cảnh gia đình, thường xun thăm hỏi động viên.

- Giảm bớt sự cách biệt giữa cấp trên với cấp dưới. Tạo điều kiện để cùng sinh hoạt, vui chơi, giải trí. Tránh sự phân biệt thái quá trong chính sách đãi ngộ, định kỳ hàng năm tổ chức văn hóa văn nghệ nhân các dịp lễ tết.

- Trong nhiều trường hợp kích thích tinh thần có khi cịn quan trọng hơn kích thích vật chất. Do đó các nhà quản lý cần dùng chế độ khen thưởng, danh hiệu để phong tặng cho người lao động.

- Không ngừng cải thiện điều kiện làm việc để đảm bảo sức khỏe và tâm trạng vui tươi thoải mái cho cán bộ giảng viên, nhân viên.

Trong bối cảnh nhân sự có nhiều biến động như hiện nay thì việc xây dựng hệ thống chế độ đãi ngộ hợp lý trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, đòi hỏi phái áp dụng những phương pháp xây dựng hệ thống đãi ngộ tiên tiến và kinh nghiệm áp dụng trong điều kiện Việt Nam. Hệ thống đãi ngộ hiệu quả sẽ là chất kết dính giữa con người và tổ chức, là cây gậy chỉ huy của ban lãnh đạo. Nhờ đó các cơ sở giáo dục có sự ổn định về nhân sự để đạt được mục tiêu đặt ra, cán bộ giảng viên, nhân viên tìm thấy niềm vui, hạnh phúc và sự đam mê trong công việc, làm việc hết lịng vì Nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)