Chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông (Trang 58 - 62)

Chương 2 :PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Đặc điểm về nguồn nhân lực ở trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền

3.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực

Trình độ được đào tạo: Đối với nhà trường, chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trị nịng cốt và chủ đạo trong sự nghiệp phát triển giáo dục của nhà trường. Trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ, nhân viên đặc biệt là đội ngũ giảng viên ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả đào tạo của Nhà trường. Hiểu được tầm quan trọng của chất lượng nguồn nhân lực, trường ĐH CNTT&TT đã liên tục, tạo điều kiện hết sức, khuyến khích động viên và yêu cầu các cán bộ giảng viên và nhân viên không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn.

Bảng 3.2. Thống kê trình độ chun mơn của giảng viên và nhân viên Học hàm học vị 2011- 2012 (người) 2012- 2013 (người) 2013-2014 (người) 2014- 6/2015 (người) Giáo sư 2 4 0 0 Phó giáo sư 12 20 1 1 Tiến sĩ 18 28 11 19 Thạc sĩ 120 176 212 260 Cử nhân/Kỹ sư 196 191 181 174 Khác 48 49 60 56 Tổng 396 468 465 510

(Nguồn: Phịng tổ chức hành chính, trường đại học CNTT & TT)

Nhìn vào bảng 3.2 thấy, số lượng giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ của nhà trường cịn ít so với lực lượng cịn lại. Đây là một khó khăn lớn địi hỏi nhà trường phải nỗ lực hơn nữa trong công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cũng trong bảng

trên ta thấy, số lượng học hàm học vị năm 2013-2014 bắt đầu giảm so với các năm trước. Nguyên nhân vì trong những năm 2011-2012, 2012-2013 nhà trường mới thành lập nên nhân sự còn thiếu. Do vậy trường đã được sự hỗ trợ nguồn nhân lực từ phía Viện Cơng nghệ thơng tin. Cho đến năm 2013-2014 trở đi, khi lực lượng nhân sự của nhà trường đáp ứng được u cầu thì Viện Cơng nghệ thơng tin đã rút nhân sự về đơn vị mình.

Bảng 3.3. Trình độ học vấn của các giảng viên tại các khoa, bộ môn

TT Đơn vị Tổng số Giảng viên Giáo Phó giáo Tiên sĩ, TSKH Thạc Cử nhân 1 Khoa CNTT 69 0 1 5 49 14 2 Khoa CNĐT&TT 61 0 0 4 30 27 3 Khoa CNTĐH 23 0 0 2 14 7 4 Khoa HTTTKT 50 0 0 3 21 26 5 Khoa KHCB 60 0 0 1 52 7 6 BM TTĐPT 35 0 0 2 19 14 7 BM ATTT 18 0 0 1 7 10 8 BM ô tô &HTCB 26 0 0 1 7 18 Tổng 342 0 1 19 199 123

(Nguồn: Phịng tổ chức hành chính, trường đại học CNTT & TT)

Nhìn vào bảng 3.3, trình độ học vấn của các giảng viên của các Khoa cơ bản đồng đều nhau. Số lượng giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ cịn mỏng. Số lượng cử nhân còn nhiều, tuy nhiên theo nhà trường các cử nhân này đều đã và đang theo học các lớp thạc sĩ trong và ngoài nước. Như vậy, tại thời điểm hiện tại nhà trường còn một số lượng lớn giảng viên trợ giảng, chủ yếu tập chung ở các bộ môn mới được thành lập.

- Phẩm chất đội ngũ giảng viên, công nhân viên: Các cán bộ, giảng viên,

nhân viên của nhà trường đều là những người được tuyển chọn và sàng lọc từ những đơn vị, trường đại học có tiếng. Do vậy, họ đều có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh khơng tha hóa, ln đồn kết trong nội bộ và thân ái với mọi người.

tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Chấp hành tốt các nội quy, quy định của trường. Theo ban giám hiệu, đến nay, Đảng bộ Trường Đại học CNTT&TT có 9 chi bộ với 132 đảng viên. Đây là hạt nhân chính trị ở cơ sở; là trung tâm của sự đoàn kết, tập trung lực lượng và phát huy dân chủ, lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường. Nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ là tập trung cao độ cho công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên và xây dựng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo. Đây là hai nhân tố quan trọng bậc nhất bảo đảm cho sự ổn định và phát triển bền vững của nhà trường.

- Chất lượng giảng dạy và phục vụ đào tạo:

Chất lượng giảng dạy và phục vụ đào tạo là hai yếu tố cơ bản tạo lên môi trường giáo dục tốt và thân thiện. Hàng năm, nhà trường dựa vào kết quả đánh giá xếp loại của giảng viên và nhân viên ở các Khoa chun mơn và phịng ban cùng với kết quả cơng nhận thành tích thi đua hồn thành nhiệm vụ cơng tác của hội đồng thi đua nhà trường để đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hàng năm. Do vậy, chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên và nhân viên trong nhà trường được phản ánh qua kết quả bình xét thi đua theo năm học. Bên cạnh đó, để thể hiện tính khách quan, nhà trường thường lấy phiếu điều tra của sinh viên về chất lượng giảng dạy trên lớp của các thầy cô giáo và thái độ phục vụ, xử lý công việc của các cán bộ phòng ban. Thơng qua kết quả này, ban giám hiệu sẽ có cái nhìn tổng quan nhất từ phía người học đối với cán bộ giảng viên, nhân viên của Nhà trường. Đồng thời, góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của GV trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường; tạo thêm kênh thông tin để giúp giảng viên và nhân viên có thể tự điều chỉnh hoạt động giảng dạy, phục vụ đào tạo đem lại hiệu quả cao nhất. Thơng qua đó, nhà trường kịp thời điều chỉnh chương tình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội.

Nói chung, các cán bộ quản lý ở các phòng ban và các khoa luôn là những người tận tụy trong công việc, cùng với đội ngũ giảng viên và nhân viên có phẩm chất đạo đức tốt đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đa số họ thể hiện là những tấm gương sáng cho học sinh, sinh viên noi theo. Trong công tác luôn là những người kiên định, thực hiện nghiêm túc theo những nội quy giảng dạy, phối hợp và đồn kết với nhau tìm ra các giải pháp tốt nhất trong xây dựng, hoàn thiện môi trường giáo dục của nhà trường.

- Năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học và tự bồi dưỡng:

* Năng lực giảng dạy:

Đội ngũ giảng viên trường Đại học Công nghệ thông tin đã luôn cố gắng và có nhiều chuyển biến tích cực trong việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy để phù hợp với thực tế. Tất cả các giảng viên trong nhà trường phải hoàn thành chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm và trải qua các buổi kiểm tra đánh giá của các hội đồng trong nhà trường. Nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các tuổi tọa đàm, thảo luận nhằm để các giảng viên có kinh nghiệm mang tới những kinh nghiệm của mình cho những giảng viên trẻ khác. Do vậy, năng lực của giảng viên luôn được bồi dưỡng và nâng cao.

Để nắm bắt được kịp thời thông tin về năng lực giảng dạy, nhà trường thường lấy phiếu điều tra khảo sát để thơng qua đó có được giải pháp tốt nhất cho giảng viên trong quá trình giảng dạy. Năm 2013- 2014, nhà trường có 197 phiếu điều tra về trình độ, năng lực của giảng viên dành cho các giảng viên cơ hữu của nhà trường, thì có đến 98 giảng viên tự nhận có đủ kiến thức, trình độ và kỹ năng trong giảng dạy, 74 phiếu cho thấy cần phải bồi dưỡng về chuyên môn, 25 giảng viên cần phải bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ sư phạm.

* Năng lực nghiên cứu khoa học:

Việc nghiên cứu khoa học là một vấn đề rất quan trọng đối với mỗi giảng viên. Việc giảng viên lên lớp khơng chỉ nói lý thuyết mà cịn phải gắn lý thuyết đó với thực tế nhu cầu của xã hội. Để thành công trong cơng tác này, địi hỏi mỗi giảng viên cần phải có những đề tài, sáng kiến liên quan đến thực tế thông qua việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Trong những năm

2011- 2014, các giảng viên trong trường đã có được nhiều thành tích trong công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

* Năng lực tự bồi dưỡng:

Đối với mỗi giảng viên, nhân viên bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên mơn thì việc nâng cao năng lực tự bồi dưỡng là điều quan trọng. Nhận thức được điều này, các giảng viên và nhân viên trong nhà trường luôn cố gắng bồi dưỡng thơng qua nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học. Đồng thời học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác giảng dạy và học tập thông qua các buổi Semina, tọa đàm, sinh hoạt tập thể. Từ những buổi trao đổi này, các giảng viên, nhân viên sẽ đưa ra và giải đáp được những khó khăn vướng mắc qua đó tự nâng cao trình độ của mình. Tuy nhiên đơi khi việc tự bồi dưỡng của đội ngũ giảng viên của nhân viên trong nhà trường cịn chưa có sự tổ chức, quản lý chặt chẽ cùng với cơ chế và chính sách cụ thể nhằm khuyến khích và động viên tất cả đội ngũ giảng viên và nhân viên cùng tham gia nên đôi khi cơng tác tự bồi dưỡng cịn thấp, hiệu quả cịn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)