Một số trường đại học tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông (Trang 34 - 36)

Tại trường đại học Bách khoa Hà Nội

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội được thành lập theo Nghị định số 147/NĐ ngày 6-3-1956. Đây là trường đại học kỹ thuật đầu tiên của Việt Nam có nhiệm vụ đào tạo kỹ sư công nghiệp cho công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam Việt Nam. Với 50 năm xây dựng và phát triển, Đại học Bách Khoa Hà Nội đã trải qua 4 giai đoạn. Thực hiện mục tiêu chiến lược xây dựng trường Đại học Bách Khoa Hà Nội không chỉ là trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, trình độ cao mà còn là trung tâm Nghiên cứu khoa học - chuyển giao công nghệ tiên tiến của Việt Nam. Trường đã tăng cường quy mô đào tạo của cả hệ ĐH và sau ĐH, đa dạng hóa loại hình đào tạo, mở thêm ngành và chuyên ngành mới, đổi mới căn bản mục tiêu, nội dung chương trình và phương thức đào tạo. Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đang đào tạo trên 40.000 SV, học viên cao học và nghiên cứu sinh với 67 chuyên ngành đại học và 33 chuyên ngành cao học, 57 chuyên ngành tiến sĩ. Hiện nay Trường có quan hệ hợp tác trong đào tạo, Nghiên cứu khoa học với trên 200 trường đại học, trung tâm Nghiên cứu khoa học, viện nghiên cứu và tổ chức giáo dục của 32 quốc gia trên thế giới, là thành viên của 8 tổ chức mạng lưới đại học quốc tế. Nhà trường không ngừng quan tâm đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thông qua hợp tác quốc tế, trường đã cử khoảng 500 cán bộ và sinh viên đi nước ngoài học tập, nghiên cứu, trao đổi,...Xây dựng hàng chục dự án quốc tế về đào tạo, trang bị, Nghiên cứu khoa học để góp phần tăng cường cơ sở vật chất cho Trường.

Hiện nay, số cán bộ, công chức khoảng1950 cán bộ, với trên 1192 giảng viên và 394 cán bộ phục vụ giảng dạy và NCKH. Tính từ ngày thành lập năm 1956 đến nay, trong số các cán bộ giảng dạy và quản lý tại Đại học Bách Khoa Hà Nội có: Nhà giáo nhân dân và ưu tú: 154, giáo sư và Phó giáo sư: 399, tiến sỹ khoa học và tiến sỹ: 703, thạc sỹ: 1200. Tỷ lệ CBGD tham gia nghiên cứu khoa học (tính theo số báo cáo KH từ cấp trường trở lên trong 5 năm 2002-2006). Tỷ lệ CBGD có 1 báo cáo KH: 26,50% Tỷ lệ CBGD có 2 báo cáo KH: 8,60% Tỷ lệ CBGD có 3 báo cáo

KH: 10,03% Tỷ lệ CBGD có 4 báo cáo KH: 6,30% Tỷ lệ CBGD có 5 báo cáo KH trở lên: 24,70%. Ngoài ra, có 2 tập thể, 3 cá nhân Anh hùng Lao động, 4 Chiến sĩ thi đua toàn quốc, 2 nhóm tác giả được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Đây là đội ngũ cán bộ có uy tín, kinh nghiệm, nhiệt huyết trong hoạt động đào tạo nghiệp vụ và quản lý, trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Tại trường đại học Quốc Gia Hà Nội

Đại học Quốc gia Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học công lập bao gồm tổ hợp các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp để đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ có cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, trong đó tập trung vào lĩnh vực khoa học, công nghệ cao và một số lĩnh vực kinh tế - xã hội mũi nhọn; có chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, nghiên cứu khoa học tiên tiến; có đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu trình độ cao; có đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp và đồng bộ; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng, giữa các ngành khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn, giữa khoa học và công nghệ để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài khoa học, công nghệ; định hướng phát triển thành đại học nghiên cứu ngang tầm với các đại học có uy tín trong khu vực và trên thế giới. Đội ngũ cán bộ khoa học của ĐHQGHN đông đảo và mạnh

nhất trong hệ thống các trường đại học của cả nước. Hiện nay, trong tổng số 3.613

công chức, viên chức, lao động hợp đồng củ a ĐHQGHN có 1.879 cán bô ̣ khoa ho ̣c

chiếm tỷ lê ̣ 52% với 1.728 giảng viên, bao gồm: 51 giáo sư, 336 phó giáo sư, 881

tiến sĩ và tiến sĩ khoa học, 1.340 thạc sĩ. Phần lớn các nhà khoa ho ̣c tập trung nhiều

nhà khoa học đầu ngành, đầu đàn có uy tín lớn ở trong và ngoài nước về các ngành, chuyên ngành thuộc hầu hết các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, ngoại ngữ, công nghệ, kinh tế, luật, giáo dục... Tỷ lệ cán bộ khoa học có trình độ tiến sĩ, tiến sĩ khoa học đạt 46,9%, đặc biệt tỉ lệ cán bô ̣ khoa ho ̣c có trình độ tiến sĩ dưới 45 tuổi đạt 25%; tỷ lệ cán bộ khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư đạt 20,6%, cao gấp ba lần so với tỷ lệ trung bình của cả nước. Ngoài ra, ĐHQGHN còn mời được 439 lượt các nhà khoa học nước ngoài đến nghiên cứu,

hợp tác trao đổi học thuật và giảng dạy; cử 973 lượt các nhà khoa học đi trao đổi học thuật, nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học và cơ sở nghiên cứu ở các nước tiên tiến. Nhiều cán bộ khoa học của ĐHQGHN đã được tặng những giải thưởng lớn, trong đó có 15 Giải thưởng Hồ Chí Minh, 10 Giải thưởng Nhà nước và

nhiều giải thưởng khoa học uy tín trên thế giới: một cán bộ của ĐHQGHN được

nhận giải thưởng quốc tế. ĐHQGHN không chỉ tích cực đào tạo, bồi dưỡng, thu hút

các nhà khoa học có học vị tiến sĩ trở lên về công tác tại ĐHQGHN mà còn thực hiện các giải pháp hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho trên 300 giáo sư, phó giáo sư của các cơ sở nghiên cứu và đào tạo trong cả nước và hàng trăm nhà khoa học có uy

tín của thế giới. Thực hiện kế hoạch phát triển 5 năm (2011-2015), ĐHQGHN đã và

đang triển khai Đề án phát triển đội ngũ nhân sự trong đó các nhà khoa học, cán bộ quản lý trình độ cao, xây dựng và đa dạng hóa phương thức phát triển cả cán bộ khoa học và cán bộ quản lý phục vụ theo chuẩn chất lượng tương ứng, có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực, kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu thực hiện sứ mạng, tầm

nhìn, mục tiêu chiến lược phát triển ĐHQGHN đến năm 2020 tầm nhìn 2030, nhằm

nhanh chóng đạt chuẩn quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)