Chương 2 :PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tạ
4.3.5. Sử dụng đội ngũ giảng viên và nhân viên hiện có
Đối với đội ngũ giảng viên và nhân viên , việc nâng cao trình độ là rất quan trọng và là yếu tố cần thiết nhất. Tuy nhiên, để hiệu quả đào tạo của nhà trường thông qua đội ngũ giảng viên và nhân viên được cao nhất thì việc sử dụng hợp lý đội ngũ giảng viên và nhân viên sẽ đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ mới của nhà trường. Trong thời gian tới, nhà trường cần quan tâm hơn nữa tới việc sử dụng đội ngũ giảng viên và nhân viên nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho công tác đào tạo của nhà trường.
* Yêu cầu: việc bố trí sử dụng hợp lý đội ngũ giảng viên và nhân viên cần đạt
các mục tiêu cơ bản sau đây:
- Số lượng công việc được giao về cho các giảng viên và nhân viên là đồng đều dựa trên năng lực thực tế của các giảng viên và nhân viên. Tránh tình trạng, giảng viên hoặc nhân viên làm quá nhiều việc, một số lại ít việc. Một số giảng viên và nhân viên chưa nhiều kinh nghiệm lại phân công quá nhiều công việc.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong nhà trường nhằm phát huy đầy đủ năng lực, trình độ, những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu của từng cán bộ giảng viên ở các khoa, tổ, chun mơn và các phịng ban của nhà trường.
* Giải pháp:
+ Đối với giảng viên
- Nhà trường hàng năm cần có định hướng chung cho cơng tác xây dựng kế hoạch bố trí giảng viên, từ đó các khoa và tổ chun mơn phân công công tác giảng viên cho phù hợp với nhiệm vụ của năm học và định hướng chung của nhà trường.
cho các tổ, bộ môn chuyên môn.
+ Cán bộ quản lý ở tổ, bộ môn căn cứ vào kế hoạch dự kiến xây dựng kế hoạch phân công giảng viên thuộc đơn vị mình trên cơ sở tham khảo các nguyện vọng cá nhân, tuân thủ các nguyên tắc, các quy định chung đã được thống nhất trong nhà trường, căn cứ vào quy mô số các lớp và chuyên ngành đào tạo, dựa trên cơ sở số giảng viên hiện có để phương án bố trí, cơng tác sao cho phù hợp.
+ Sau khi có danh sách cụ thể, cán bộ quản lý tại các tổ, bộ mơn trình lên lãnh đạo khoa, khoa duyệt và đưa lên phòng đào tạo để triển khai và xử lý.
- Việc phân công giảng dạy cho giáo viên ở các khoa, tổ chun mơn cần chọn những người có đủ chuẩn về trình độ và năng lực chun mơn theo quy định, ưu tiên những giảng viên có nhiều kinh nghiệm để phân công sao cho hợp lý.
- Trong quá trình thực hiện chỉ đạo và sự phân cơng lao động cần phải có sự kiểm tra và đôn đốc kịp thời nhằm làm cho sự phân công trở nên cân đối, phù hợp, đảm bảo các mục tiêu đã đề ra, tạo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa bộ phận giáo viên và phòng chức năng, các khoa trong nhà trường.
- Việc quản lý, bố trí, sử dụng nguồn nhân lực trong nhà trường cũng cần quan tâm đến đặc điểm tâm lý và điều kiện cụ thể để có sự phân cơng phù hợp
- Phân công giảng viên làm công tác chủ nhiệm lớp kiêm cố vấn học tập cần phải chọn những giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác quản lý, giáo dục học sinh sinh viên, có uy tín và tinh thần trách nhiệm.
- Phân công giảng viên tham gia các công tác hướng dẫn, chỉ đạo thực tập, thực hành, thí nghiệm phải là những giảng viên có nhiều năng lực trong giảng dạy và các mơn chuyên ngành, có nhiều kinh nghiệm trong việc rèn luyện kỹ năng cho sinh viên và có trình độ vững vàng về khả năng sư phạm.
+ Đối với nhân viên:
- Liệt kê tất cả các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu cần được thực hiện trong phòng ban, trung tâm theo quy định của nhà trường.
- Liệt kê tất cả các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu thực tế đang thực hiện trong phòng ban, trung tâm.
trường để bổ sung thêm những nhiệm vụ cịn bỏ sót, điều chỉnh và phân công lại những công việc chồng chéo. Việc tiến hành phân cơng bố trí được thực hiện căn cứ theo:
◦ Bảng mô tả công việc; Bảng tiêu chuẩn công việc; yêu cầu, đặc điểm, nội dung của từng công việc.
◦ Năng lực thực tế của người lao động.
◦ Đảm bảo nguyên tắc: Mỗi công việc đều có người thực hiện; việc thực hiện không bị chồng chéo; công việc được thực hiện bởi người phù hợp nhất, giúp họ phát huy tối đa thế mạnh của mình và khi bất kỳ người nào vắng mặt thì cơng việc của người đó có thể được người khác đảm đương thay mà khơng làm gián đoạn đến hoạt động phục vụ đào tạo chung.
◦ Đối với những cơng việc giao cho nhóm nhân viên thực hiện, ngồi Bảng mơ tả cơng việc cho nhóm cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa các thành viên trong nhóm và trách nhiệm của người đứng đầu nhóm.
* Điều kiện để thực hiện giải pháp:
- Các bộ phận quản lý trong nhà trường cần phải có định kỳ nhận xét và đánh giá chính xác về trình độ, năng lực, phẩm chất của từng cán bộ giáo viên và nhân viên trong đơn vị mình phụ trách.
- Người lãnh đạo tổ, bộ mơn, khoa, phịng ban và trung tâm phải am hiểu thêm về khía cạnh tâm lý và nghệ thuật lãnh đạo
- Các chế độ chính sách cần được thực hiện rõ ràng, hợp lý và được bổ sung kịp thời để áp dụng phù hơp cho từng đối tượng giảng viên và nhân viên trong từng lĩnh vực công tác.
- Công tác quản lý, sử dụng đội ngũ giảng viên và nhân viên phải luôn được sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Đảng ủy và ban giám hiệu nhà trường.
Tóm lại, việc bố trí sử dụng hợp lý đội ngũ giảng viên và nhân viên hợp lý sẽ phát huy đúng mức trình độ và năng lực của đội ngũ giảng viên và nhân viên trong nhà trường, nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo, nguồn nhân lực nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ mà sự nghiệp đào tạo nhà trường đã đặt ra.