Các yếu tố ảnh hưởng đến lưu lượng tâm thu:

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI CAO HỌC MÔN Y SINH HỌC TDTT (Trang 28)

- Hiệu ứng Anrep: Khi tăng áp suất máu trong động mạch chủ lên thì lực bóp

b. Các yếu tố ảnh hưởng đến lưu lượng tâm thu:

Thể tích tâm thu phụ thuộc vào lượng máu tĩnh mạch trở về tim và tốc độ dòng máu tĩnh mạch trở về tim trong một đơn vị thời gian. Thời gian dòng máu tĩnh mạch trở về tim càng nhỏ thì tần số nhịp tim càng cao. Tần số nhịp tim có ảnh hưởng đến thể tích tâm thu. Giữa kích thước buồng tâm thất và thể tích tâm thu có mối tương

quan tỷ lệ thuận, kích thước buồng tim càng lớn thì thể tích tâm thu càng cao. Ngoài

ra thể tích tâm thu còn phụ thuộc vào lực bóp của cơ tim, thể tích máu đọng trong

tim, vào tư thế của cơ thể. Ở người bình thường, thể tích tâm thu khoảng 60 - 70ml.

ở tư thế nằm ngang, các điều kiện cơ học đảm bảo cho máu về tim dễ dàng, thể tích tâm thu của người không tập luyện là 100ml. Hoạt động cơ bắp vẫn trong tư thế nằm, thể tích tâm thu khoảng 100 - 120ml. Thể tích tâm thu tối đa còn phụ thuộc vào giới

tính: Ở phụ nữ trẻ, trong tư thế nằm tĩnh là 70ml, hoạt động cơ bắp: 100ml. Do kích

thước buồng tim của nữ nhỏ hơn, thể tích tâm thu của nữ nhỏ hơn của nam giới 25%. Ở mức độ nhất định, thể tích tâm thu tăng cùng với công suất vận động. Ở nhiều người, thể tích tâm thu đạt tới mức tối đa khi vận động với vận động chỉ đòi hỏi gần 40% mức hấp thụ O2 tối đa của người đó. Khi công suất vận động tiếp tục tăng thì tần số nhịp đập của tim cũng tăng, thời gian nạp máu vào tâm thất bị rút ngắn sẽ gây cản trở sự tăng thể tích tâm thu. Thể tích tâm thu còn phụ thuộc vào

lượng máu tuần hoàn chung; giữa hai đại lượng này có mối tương quan dương tính

rất cao. Những người có lượng máu tuần hoàn chung cao thì thể tích tâm thu cao.

(Chú ý: Có thể thay phần lấy ví dụ bài tập công suất dưới đây bằng bảng)

Ở bài tập công suất tối đa: Do thời gian ngắn nên hệ tuần hoàn và hệ hô hấp chưa phát huy được công suất hoạt động. Tần số nhịp tim tăng 200 lần/1 phút, thời gian nạp máu vào tâm thu bị rút ngắn sẽ gây cản trở sự phát triển thể tích tâm thu.

Ở bài tập công suất dưới tối đa và bài tập công suất lớn thì hệ hô hấp và hệ tuần hoàn phát huy được công suất cao ở 1/2 thời gian về cuối, nên lưu lượng tâm thu tăng gấp 3 lần so với bài tập đạt 180-200ml/1 lần tâm thu.

Ở bài tập công suất trung bình: Thì hệ tuần hoàn và hệ hô hấp phát huy được công suất huy động để cơ thể có thể vận động được trong 1 thời gian dài thì các chỉ số sinh lý của tim ở mức vừa phải. Tần số nhịp tim 150 lần/1 phút, lưu lượng tâm thu: 100 - 120ml.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI CAO HỌC MÔN Y SINH HỌC TDTT (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w