Phân loại mệt mỏi (các giai đoạn phát triển của mệt mỏi):

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI CAO HỌC MÔN Y SINH HỌC TDTT (Trang 111)

- Biện pháp khởi động: VĐV có trạng thái bồn chồn thì khởi động ít, bài tập

3. Phân loại mệt mỏi (các giai đoạn phát triển của mệt mỏi):

* Mệt mỏi trong hoạt động thể lực tăng theo 2 giai đoạn:

- Mệt mỏi có thể khắc phục (mệt mỏi có bù): Khả năng hoạt động không bị

giảm sút rõ rệt do thay đổi sự phối hợp của các cơ quan dưới tác đọng của nỗ lực ý chí. Trong giai đoạn này khả năng hoạt động có thể được duy trì bằng cách thay đổi cơ cấu động tác.

Ví dụ: Khi độ dài của bước chạy giảm đi do mệt mỏi thì trong một thời gian nhất định tốc độ chạy có thể được duy trì bằng cách phát triển tần số bước chạy.

- Mệt mỏi không thể khắc phục (mệt mỏi mất bù): Là giai đoạn khả năng hoạt

động bị giảm xuống rồi phải ngừng hoạt động, loại mệt mỏi này có tính chất bảo vệ. Mệt mỏi có thể xuất hiện sơ phát hoặc thứ phát ở mỗi cơ quan.

+ Mệt mỏi sơ phát là sự giảm hoạt động của cơ quan do những biến đổi xảy ra trong cơ quan đó

Ví dụ: Sợi cơ không thể co lâu khi hàm lượng axit lactic trước trong cơ phát

triển cao mặc dù xung động thần kinh vẫn truyền tới cơ đầy đủ.

+ Mệt mỏi thứ phát ở một cơ quan phát sinh do những biến đổi của những bộ phận khác gây ra.

Ví dụ: Lực co cơ có thể bị giảm sút do sự điều khiển của thần kinh trung ương

kém đi trong khi trạng thái sợi cơ vẫn hoàn toàn ổn định.

4. Ý nghĩa của mệt mỏi.

- Phản ứng tốt của mệt mỏi, báo cho cơ thể phải ngừng hoạt động. - Là phản ứng bảo vệ của cơ thể không dẫn đến tập luyện quá sức.

- Phản ứng xấu của mệt mỏi, luôn không đạt được thành tích thể thao phải phát triển sức bền để chống lại mệt mỏi.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI CAO HỌC MÔN Y SINH HỌC TDTT (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w