- Áp suất động mạch trong chu kỳ tim được ghi lại ở các phần của động mạch
2. Các yếu tố ảnh hưởng và sự biến đổi các chỉ số này trong hoạt động TDTT:
Thông khí phổi tăng phụ thuộc vào công suất vận động. Công suất vận cơ tăng, thông khí phổi tăng đạt giá trị tối đa 140 - 160 lít/phút ở VĐV, ở người thường khoảng 100 lít/phút. Trong hoạt động TDTT không khí phổi tăng tối đa tăng ở các bài tập có công suất dưới tối đa.
Thông khí phổi tối đa tăng dần theo lứa tuổi, đến 20 - 25 tuổi đạt giá trị tối đa, tuổi càng tăng không khí phổi càng giảm. Sự tăng không khí phổi trong vận động sẽ thoả mãn nhu cầu O2.
Sự tăng không khí phổi trong vận động chịu sự chi phối của lực cơ hô hấp, sự đàn tính của phế nang, kích thước của lồng ngực, lực cản của đường dẫn khí.
Thông khí phổi tối đa (MVV hoặc MBC) là lượng không khí hít vào và thở ra tối đa trong thời gian một phút. Tần số nhịp thở có thể đạt 60 - 70 lần trong một phút (MVV60; MVV70); MVV = TV x f = 2000 - 25000 x 70 = 140 - 160 lít/phút. Thông khí phổi có mối liên quan mật thiết với lưu lượng phút, lưu lượng tâm thu của tim. Đây cũng là một trong những chỉ số quan trọng để đạt khả năng hấp thụ O2
tối đa trong vận động ở những bài tập công suất dưới tối đa và bài tập công suất lớn.
CÂU 28: HÔ HẤP TRONG VẬN ĐỘNG (NHU CẦU OXY VÀ NỢ OXY)? SỰBIẾN ĐỔI CÁC CHỈ SỐ NÀY TRONG HOẠT ĐỘNG TDTT? BIẾN ĐỔI CÁC CHỈ SỐ NÀY TRONG HOẠT ĐỘNG TDTT? (LIÊN HỆ TRONG CÁC BÀI TẬP CÓ CHU KỲ)
Trong hoạt động TDTT lượng thông khí phổi tăng dần lên phụ thuộc vào công suất hoạt động
Hoạt động với công suất thấp, thông khí phổi tăng lên chủ yếu là tăng khí lưu thông. Hoạt động với công suất tăng dần thì tần số hô hấp tăng song song với thông khí phổi. Khí lưu thông tăng lên gần giới hạn của dung tích sống. Thông khí phổi tăng trong vận động có liên quan chặt chẽ đến khả năng hấp thụ O2. Trong hoạt động, khả năng hấp thụ O2 tăng lên để thoả mãn nhu cầu O2 trong vận động .