Đặc điểm sinh lý của trạng thái bắt đầu vận động.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI CAO HỌC MÔN Y SINH HỌC TDTT (Trang 103 - 105)

- Biện pháp khởi động: VĐV có trạng thái bồn chồn thì khởi động ít, bài tập

3. Đặc điểm sinh lý của trạng thái bắt đầu vận động.

Từng chức năng cũng như toàn bộ cơ thể có những biến đổi đáng kể nhằm đảm bảo cho việc thực hiện hoạt động cơ bắp.

- Mục đích của những biến đổi đó nhằm tìm ra một mức hoạt động phối hợp mới, phù hợp với yêu cầu của vận động. Vì vậy trong trạng thái bắt đầu vận động xảy ra các quá trình sau:

1) Biến đổi về sự điều khiển thần kinh và thể dịch đối với các chức năng vận động và dinh dưỡng phù hợp voứi yêu cầu vận động.

2) Xác định cơ cấu động tác (tốc độ, lực, nhịp điệu, tính chất, hình thức...) phù hợp với nhiệm vụ vận động.

3) Nâng cao các chức năng dinh dưỡng (tim - mạch, hô hấp, trao đổi chất, điều nhiệt...) đến mức cần thiết để đảm bảo nhu cầu dinh dương của vận động.

- Trạng thái bắt đầu vận động mang tính quy luật đặc trưng cho rất nhiều hoạt động. Sự biến đổi chức năng trong trạng thái bắt đầu vận động tuân theo một số quy luật sau:

+ Sự biến đổi tăng cường các chức năng xảy ra không đồng bộ: Các chức năng vận động biến đổi nhanh hơn so với chức năng dinh dưỡng. Trong cùng một chức năng, có chỉ số biến đổi nhanh trong khi các chỉ số khác lại biến đổi chậm. Ví

dụ: Tần số nhịp tim tăng nhanh hơn so với lực bóp của tim. Thông khí phổi tăng

nhanh hơn so với hấp thu ôxy.

+ Tốc độ biến đổi các chức năng sinh lý tỷ lệ thuận với cường độ (công suất) hoạt động. Công suất càng lớn thì sự tăng cường chức năng ban đầu xảy ra càng nhanh.

Ví dụ: Trong chạy Marathon thời gian để đạt mức hấp thụ ôxy cần thiết là 7

-10 phút còn trong chạy 1500m thì thời gian đó chỉ khoảng 1,5 - 2 phút.

+ Trong trạng thái bắt đầu vận động, các chức năng sinh lý được tăng cường không đều. Ví dụ: Sự biến đổi về tần số nhịp tim khi hoạt động với công suất 1000kgm/phút, ở 2 phút đầu mạch tăng từ 90 - 150 lần/phút, sau đó từ phút thứ hai đến phút thứ 8 mạch chỉ tăng từ 150 - 170 lần/phút. Trên cơ sở đó người ta chia trạng thái bắt đầu vận động ra làm hai giai đoạn: Giai đoạn phát động nhanh. Giai đoạn phát động chậm:

+ Sự cung cấp năng lượng trong trạng thái bắt đầu vận động chủ yếu do quá trình yếm khí đảm nhiệm: Phân giải ATP - CP hoặc glucôphân tạo axít lactic và như vậy sẽ tạo ra nợ dưỡng.

+ Trạng thái bắt đầu vận động khi thực hiện các hoạt động phối hợp phức tạp sẽ dài hơn so với khi thực hiện các hoạt động đơn giản. Ví dụ: Chạy 100m khởi động tần số nhịp tim là 120 lần/1 phút. Chạy dài không cần khởi động 120 lần/1 phút.

Vận động viên có trình độ càng cao thì trạng thái bắt đầu vận động xảy ra càng ngắn. Các biện pháp xoa bóp, lý liệu pháp, khởi động… có tác động nhất định đối với trạng thái bắt đầu vận động.

CÂU 46: KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM VỀ KHẢ NĂNG CHỨCPHẬN TRẠNG THÁI ỔN ĐỊNH? PHẬN TRẠNG THÁI ỔN ĐỊNH?

1. Khái niệm :

Trong các hoạt động thể lực ưa khí công suất lớn hoặc trung bình, sau trạng thái bắt đầu vận động các chức năng của cơ thể sẽ ổn định ở một mức nhất định. Giữa cơ và các cơ quan nội tạng hình thành một sự phối hợp tối ưu để đảm bảo các nhu cầu dinh dưỡng trong vận động.

Như vậy, trạng thái tương đối ổn định về chức năng sinh lý ở mức độ cao khi thực hiện các hoạt động thể lực tương đối nhỏ trong một thời gian kéo dài gọi là trạng thái ổn định.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI CAO HỌC MÔN Y SINH HỌC TDTT (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w